[5 phút] Học cách trồng rau húng lủi thủy canh tại nhà

Học cách trồng rau húng lủi thủy canh tại nhà

Rau húng lủi là một loại rau gia vị được trồng rất phổ biến tại Việt Nam. Bạn có thể tham khảo chi tiết cách trồng rau húng lủi thủy canh tại nhà trong bài viết sau đây.

Rau húng lủi là gì

Rau húng lủi còn được gọi dưới nhiều cái tên khác như: húng láng, húng nhủi, húng thơm,… tùy theo từng vùng miền. Đây là loại cây tân thảo có sức sống bền, dễ trồng và đặc biệt ưa khí hậu ở nước ta.

Rau húng là một loại cây gia vị phổ biến tại nước ta

Rau húng là một loại cây gia vị phổ biến tại nước ta

Về hình dáng, rau húng lủi có rất nhiều đặc điểm tương đồng với rau bạc hà, dạng cây thân rễ mọc bò thành chùm dưới đất. Lá cây húng lủi nhỏ, thuôn dài, mép lá có hình răng cưa và có mùi thơm đặc trưng. Vì được bán rất phổ biến nên rau húng lửi được sử dụng rất nhiều để làm gia vị. Loại rau này không chỉ giúp món ăn thêm phần hấp dẫn mà còn là một nguồn dược quý giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, trị viêm họng, bảo vệ răng miệng và làm đẹp.

Rau húng lủi rất dễ trồng nên có thể trồng theo mô hình thủy canh tại nhà, giúp bạn luôn có sẵn nguồn rau mà không cần phải mất công ra chợ mua mỗi ngày.

Cách trồng và chăm sóc rau húng lủi thủy canh

Rau húng lủi trồng vào mùa nào?

Rau húng lủi là loại rau ưa ẩm, có sức sống mạnh nên có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm trồng tốt nhất theo từng vùng miền như sau:

  • Ở miền Nam, húng lủi có thể trồng được quanh năm. Toàn bộ thời gian sinh trưởng mất khoảng 110 ngày.
  • Ở miền Bắc có 2 vụ: trồng tháng 2, 3 thu hoạch tháng 6, 7; trồng tháng 8, 9 thu hoạch tháng 2, 3.

Cách trồng rau húng lủi thủy canh

Bước 1: Gieo hạt

Để kích hạt nảy mầm nhanh hơn, trước khi gieo hạt bạn cần ngâm hạt vào nước ấm 50 độ theo tỷ lệ 2 sôi – 3 lạnh trong khoảng 3-4 giờ. Sau đó để hạt ráo nước rồi tiến hành gieo. Với rau húng lủi nên chọn giá thể là xơ dừa để cây có thể phát triển được tốt hơn.

Viên nén xơ dừa làm ẩm để nở ra. Sau đó cho xơ dừa vào trong rọ nhựa, đem gieo 5 – 6 hạt vào rọ nhựa và làm ẩm bề mặt xơ dừa bằng vòi phun sương. Sau đó cấp nước vào khay đựng để đảm bảo luôn giữ ẩm cho cây.

Bước 2: Chuyển giàn

Khi cây bắt đầu lên mầm có thể hỗ trợ cây lớn nhanh hơn bằng cách cung cấp dinh dưỡng thủy canh ở nồng độ 300ppm. Khi cầy ra 3 lá thật thì tiến hành chuyển giàn cho cây. Cách chuyển giàn cũng rất đơn giản, bạn có thể đem cả cây và rọ nhựa đặt lên giàn thủy canh. Sau đó cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho giàn thủy canh.

Bước 3: Chăm sóc

Đối với phương pháp trồng cây thủy canh thì việc cung cấp nước và chất dinh dưỡng rất quan trọng. Khi cây mới lên giàn, nước và chất dinh dưỡng không cần quá nhiều, nhưng khi cây càng lớn sẽ càng đòi hỏi nhiều nước và chất dinh dưỡng hơn.

  • Khi cây mới lên giàn, 5 – 15 ngày mới phải bổ sung dinh dưỡng, nồng độ là 600-800ppm
  • Khi cây trưởng thành, 3 – 5 ngày cần bổ sung dinh dưỡng, nồng độ là 800-1000ppm.

Bạn nên cắt bỏ những nhánh héo úa hoặc chết để khuyến khích cây ra nhánh mới. Một vài tuần sau khi trồng húng lủi, ngắt bỏ bớt những chồi non. Cách làm này chính là để khuyến khích những cành mới. Nên cắt đứt phần cuối của thân giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn. Như vậy, thân cây bên sẽ phát triển. Bạn có thể lặp lại thao tác nhiều lần ở đầu mỗi thân cây.

Bước 4: Thu hoạch

Thời gian từ khi trồng tới khi thu hoạch khoảng 40 – 55 ngày. Khi cây đủ lớn, chọn những chiếc lá lớn nhất bằng cách cắt toàn bộ thân để khuyến khích những chồi mới mọc lên. Bạn nên thu hoạch húng lủi vào lúc sáng sớm, đây là thời điểm lá có hương thơm tốt nhất.

Cây rau húng lủi trồng thủy canh khi đã thu hoạch được

Cây rau húng lủi trồng thủy canh khi đã thu hoạch được

Các loại bệnh thường gặp ở rau húng lủi

Rau húng lủi là loại rau rất khỏe, ít mắc bệnh. Đặc biệt là khi trồng bằng phương pháp thủy canh sẽ càng ít tình trạng sâu bệnh bởi môi trường trồng cây rất sạch. Một số loại bệnh thường gặp ở rau húng lủi:

Bệnh vàng lá ở rau húng lủi

Vàng lá là biểu hiện cây thiếu chất dinh dưỡng hoặc bị nấm. Biểu hiện của bệnh này là ban đầu lá cây xuất hiện các đốm nâu nhỏ, sau đó vàng toàn lá và lan sang cả cây. Để phòng tránh bệnh này cần cung cấp đủ dưỡng chất cho cây, khi thấy cây có dấu hiệu bệnh thì nên loại bỏ để tránh lây sang các cây khác.

Sâu bệnh ở rau húng lủi

Sâu bệnh, ốc sên là những loại sinh vật phát triển và phá hoại cây với tốc độ lớn. Bạn cần quan sát kĩ và loại bỏ chúng sớm ngay khi phát hiện để tránh lan sang cả vườn cây.

Thành phần dinh dưỡng có trong rau húng lủi

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 100g lá húng lủi tươi chứa những thành phần sau:

  • Năng lượng: 44kcal
  • Lượng carb: 8.41g
  • Chất béo: 0.73g
  • Protein: 3.29g
  • Sắt: 11.87mg
  • Mangan: 1.118mg
  • Đồng: 0.240mg
  • Kali: 458mg
  • Riboflavin: 0.175mg
  • Pyridoxine: 0.158mg
  • Vitamin C: 13.3mg
  • Vitamin B5: 0.061mg
  • Vitamin B6: 0.041mg

Cách dùng rau húng lủi

Rau húng lủi có mùi thơm đặc trưng nên có thể được sử dụng với một số cách sau:

  • Ăn sống
  • Nấu nước uống
  • Làm gia vị các món nộm, gỏi cuốn, phở chua, nem chả….
  • Thay thế bạc hà trang trí cho các món sinh tố, nước uống

Địa chỉ bán giàn thủy canh uy tín

Rau húng lủi thường được trồng xen kẽ với các loại cây thủy canh ăn lá khác. Với phương pháp thủy canh hồi lưu, bạn chỉ cần một khoảng không gian nhỏ nhưng đã có thể có ngay một khu vườn với rất nhiều loại rau ngay trên sân vườn nhà mình. Không cần đất, không tốn nhiều công chăm sóc, cây khỏe mạnh và phát triển đồng đều là những lợi thế mà cây thủy canh mang lại.

Nếu bạn chưa có một giàn thủy canh như mong muốn, bạn có thể liên hệ ngay với LISADO để được tư vấn chi tiết vị trí lắp đặt và loại giàn trồng. Chúng tôi sẽ tiến hành thi công lắp đặt trọn gói. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline: 0987.857.614 – 097.157.8366.

Menu chính