“Rau sạch” và “rau an toàn” giống và khác nhau như thế nào?

“Rau sạch” và “rau an toàn” giống và khác nhau như thế nào?

Nhiều người tiêu dùng nhầm tưởng rằng hai khái niệm “rau sạch” và “rau an toàn” là một, nhưng thực chất rau an toàn cần đáp ứng nhiều tiêu chí cụ thể hơn rất nhiều so với rau sạch.

Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để có thể phân biệt được hai loại rau này và có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho bữa cơm của gia đình mình.

1. Rau sạch là gì?

Rau sạch được hiểu là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên: không bón phân hoá học; không phun thuốc bảo vệ thực vật hoá học; không sử dụng thuốc trừ sâu; không phun thuốc kích thích sinh trưởng; phân bón hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón qua lá); không dùng hóa chất bảo quản.

Rau sạch là rau được trồng hoàn toàn trong môi trường tự nhiên

2. Rau an toàn là gì?

Rau an toàn là một khái niệm chung để chỉ các loại rau được sản xuất cung cấp đên người tiêu dùng đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Rau an toàn là rau đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Rau an toàn có thể chứa một lượng hóa chất và các sinh vật gây hại tồn dư trong quá trình canh tác ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường.

Để hiểu rõ hơn về loại rau này, mời bạn tham khảo bài viết: Rau an toàn là gì?

3. Phân biệt rau sạch và rau an toàn

Điểm giống nhau lớn nhất là cả rau sạch và rau an toàn đều hướng tới việc cung cấp thực phẩm tốt cho sức khỏe của người sử dụng.

Tuy nhiên hai loại rau này về cơ bản là khác nhau, “rau sạch” được canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, còn “rau an toàn” phải đảm bảo một số chất tồn dư không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể như sau:

Đất trồng:

– Đối với rau sạch: Đất trồng phải là vùng đất chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (thủy ngân, asen…), chưa bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (do ở gần các xí nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý).

– Đất trồng dành cho rau an toàn được quy định là khu đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau.

Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2 km, với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200 m. Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại.

Phân bón:

– Rau sạch yêu cầu giảm lượng phân đạm bón cho các loại rau xanh vì phân đạm chứa nitrat. Bón lót sớm, đúng lúc thì lượng nitrat thấp, bón muộn quá trước khi thu hoạch thì lượng nitrat trong rau cao.

Có thể bón phân hóa học nhưng phải đúng quy định, kết hợp với phân chuồng, phân xanh và phân vi lượng là biện pháp làm giảm nitrat trong rau. Nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai, mục để giảm các mầm bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật có hại.

 – Đối với rau an toàn, ngoài việc tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau, người trồng có thể sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày.

Thuốc trừ sâu:

– Rau sạch không phun thuốc trừ sâu, vì thuốc trừ sâu có chứa nhiều gốc hóa học như DDT, 666, thủy ngân… gây độc hại cho cơ thể. Phun thuốc trừ sâu bừa bãi làm độc tố tồn dư trong đất cao và nguy hại hơn nữa là chúng hòa tan vào các nguồn nước sinh hoạt cho người sử dụng.

Phân biệt rau sạch và rau an toàn

Hiện nay, việc ứng dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM) đối với rau sạch được dùng phổ biến, cụ thể: Luân canh cây trồng hợp lý.

Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh; Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe); Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng; Sử dụng nhân lực bắt giết sâu…

– Đối với rau an toàn, ngoài việc ứng dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM), người trồng có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu:

  • Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau;
  • Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người;
  • Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc);
  • Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thu hoạch.

Như vậy phần lớn rau trên thị trường hiện nay chỉ có thể đáp ứng tiêu chí “rau an toàn” chứ chưa phải là “rau sạch”. Và bằng mắt thường, người tiêu dùng cũng rất khó nhận biết được liệu loại rau đó có an toàn hay không.

Mặt khác rau an toàn bán trong các cửa hàng hay siêu thị cũng có giá khá đắt đỏ, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện kinh tế để sử dụng.

Một số người trồng rau an toàn nhưng lại vì lợi nhuận nên thu hoạch ngay sau khi bón phân, hoặc nhất là khi mới phun thuốc trừ sâu, gây nhiều nguy cơ sức khỏe cho người têu dùng khi sử dụng.

Do đó các chuyên gia khuyên rằng tước khi sử dụng nên rửa rau nhiều lần để thôi bớt hóa chất, đặc biệt rửa dưới vòi nước chảy mạnh.

Và nếu gia đình bạn muốn đảm bảo chắc chắn nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình mình, chỉ có cách tự trồng rau trong vườn nhà, hoặc dùng mô hình trồng rau thủy canh nếu bạn ở nhà phố, nhà chung cư chật hẹp.

Chỉ với 3-5m2 ngoài ban công hoặc trên sân thượng và chi phí không lớn là bạn đã có được vườn rau sạch cho bữa ăn hàng ngày.

Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.

Menu chính