Nguyên nhân và cách khắc phục khi dưa lưới chậm lớn

Nguyên nhân và cách khắc phục khi dưa lưới chậm lớn

Dưa lưới là loại cây dễ trồng, tuy nhiên để có thể trồng được với năng suất cao và chất lượng tốt thì đòi hỏi kỹ thuật khá cao. Vì vậy, vấn đề mà nhiều người trồng dưa lưới gặp phải là dưa lưới chậm lớn, khó đậu quả, quả dưa lưới nhỏ và không thơm ngọt.

Nhiều gia đình hiện nay muốn trồng dưa lưới với số lượng nhỏ tại nhà. Tuy nhiên, họ nhận thấy cây dưa lưới nhà mình đều bị chậm lớn, khó ra hoa kết trái, nếu có ra quả thì quả nhỏ, có vị nhạt hoặc đắng chát. Vậy nguyên nhân do đâu mà dưa lưới chậm lớn?

1. Nguyên nhân khiến dưa lưới chậm lớn

Khi nhắc đến vấn đề dưa lưới chậm lớn, nhiều người cho rằng dưa lưới bị thiếu chất dinh dưỡng, tuy nhiên, thực tế các kỹ sư nông nghiệp lại chỉ ra rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dưa lưới bị chậm lớn, mà bạn cần phải quan sát kỹ để xem xét vườn dưa lưới của mình gặp phải vấn đề gì.

Nguyên nhân thời tiết

Khí hậu và thời tiết ở vùng trồng dưa lưới quyết định rất nhiều về sự phát triển của cây cũng như chất lượng của trái dưa lưới.

Dưa lưới là loài cây ưa nắng, phát triển tốt ở nơi có khí hậu ấm áp, khô và ít mưa. Trong điều kiện này, trái dưa lưới nhiều nắng sẽ rất ngọt và thơm ngon.

Thời tiết là 1 trong những nguyên nhân khiến dưa lưới bị chậm lớn

Ngược lại, với thời tiết âm u, độ ẩm cao hay chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn, cây dưa lưới rất dễ bị mắc bệnh, cây phát triển chậm, năng suất thấp. Vì vậy mà ở khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, nắng mưa thất thường sẽ gây khó khăn cho người trồng dưa.

Nguyên nhân thiếu dinh dưỡng

Dinh dưỡng rất quan trọng với sự phát triển của cây trồng. Dưa lưới chậm lớn có thể xuất phát từ việc đất thiếu nguồn dinh dưỡng, hoặc do trồng luân canh nhiều vụ liên tục trên một thửa ruộng.

Ngoài ra, mỗi một thời điểm phát triển cây dưa lưới lại đòi hỏi lượng phân bón khác nhau, vì vậy mà khi người trồng không cung cấp đầy đủ, cây có thể bị chậm lớn.

Nguyên nhân từ hạt giống

Hạt giống của cây dưa lưới có nhiều loại và mỗi loại hạt giống sẽ có chất lượng khác nhau, phù hợp với thời tiết và cách chăm sóc khác nhau.

Vì vậy bạn nên nghiên cứu kĩ khi lựa chọn hạt giống, trong đó, phải đảm bảo hạt giống sạch, phát triển tốt, có sức đề kháng tốt để chống chịu với nguồn bệnh.

Nguyên nhân từ sâu hại và bệnh hại

Sâu hại và bệnh hại ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng, chúng làm cho cây dưa lưới chậm lớn, cành lá bị hút hết chất dinh dưỡng, không thể ra hoa kết trái, thậm chí có thể bị chết cây.

Các loại sâu hại dưa lưới như bọ trĩ, bù lạch, rệp dưa, rệp muội,… tấn công vào lá và thân, khiến cho cây kém phát triển và lây lan nguồn bệnh là các loại nấm gây hại cho cây.

Sâu bệnh cũng là nguyên nhân khiến dưa lưới chậm lớn

2. Cách khắc phục cây dưa lưới chậm lớn

Để đảm bảo năng suất thu hoạch, bạn cần lưu tâm khi thấy cây dưa lưới chậm lớn hoặc quả dưa nhỏ để có biện pháp xử lý, giúp cho cây phát triển bình thường. Sau đây, Lisado sẽ gửi đến bạn những lời khuyên để khắc phục cây dưa lưới bị chậm lớn.

+ Đất trồng dưa lưới cần phải có đủ chất dinh dưỡng, luôn luôn tơi xốp và đủ độ ẩm cho cây. Đất nên được làm thông thoáng, loại bỏ những tàn dư của cây bệnh, cỏ dại, sâu bệnh, trứng hoặc ấu trùng tồn tại trong đất. Đất nếu đã trồng luân canh nhiều vụ thì nên được bón thêm phân chuồng, tro trấu để tăng chất dinh dưỡng.

+ Cây dưa lưới nên được bón nhiều phân NPK để cây nhanh phát triển và dễ ra hoa kết quả, phân NPK cần được bón theo lượng khác nhau vào các thời kỳ sinh trưởng của cây, nhất là khi ra quả để quả lớn nhanh, to quả và thơm ngọt.

Dưa lưới cần được chăm sóc cẩn thận mới ngon ngọt

+ Bạn nên tỉa bớt lá và bấm ngọn để cây, khi cây bắt đầu có lớn có tới 22 – 25 lá thì bạn nên ngắt bớt ngọn, cây sẽ tập trung chất dinh dưỡng để nuôi quả, quả dưa lưới cũng thơm ngon và ngọt hơn.

Mỗi cây dưa lưới chỉ nên có từ 2 – 3 quả trên cây, vì quả dưa lưới vốn nặng, thế nên dù cây ra hoa rất nhiều nhưng bạn nên loại bớt đi để các quả ra có nhiều chất dinh dưỡng để phát triển.

+ Thời tiết Việt Nam khá thất thường, vì vậy nếu trồng với số lượng lớn, bạn nên trồng trong nhà lưới, dưa lưới nên được trồng từ tháng 2 – 9 hàng năm. Thời gian vào mùa mưa, độ ẩm cao, cây rất dễ bị bệnh và chậm lớn, vì vậy bạn nên hạn chế tưới nước, thoát nước tốt cho cây.

+ Côn trùng và các loại nấm có thể tấn công cây trồng bất cứ lúc nào, vì vậy bạn cần luôn đề phòng để trị bệnh cho cây ngay khi mới chớm bệnh. Mỗi loại bệnh sẽ có triệu chứng riêng, bạn hãy nhớ nắm bắt từng loại để bảo vệ cho vườn dưa lưới của mình nhé.

+ Thuốc bảo vệ thực vật có thể dùng định kỳ để bảo đảm cho cây dưa lưới không bị bệnh tấn công, tuy nhiên thuốc có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và phun thuốc ở thời điểm hợp lý để cây trồng lớn nhanh, đậu trái thơm ngon và chất lượng nhé.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có được những thông tin bổ ích để hiểu hơn về dưa lưới chậm lớn và các biện pháp phòng trừ cho cây trồng. Lisado chúc bạn có một mùa vụ dưa lưới bội thu với năng suất cao và chất lượng tốt nhất!

Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.

ĐK khảo sát dự án dưa lưới
Tư vấn, báo giá nhà màng trồng dưa lưới

Menu chính