Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng chi tiết, hiệu quả

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng chi tiết, hiệu quả

Dưa lưới là một trong những loại trái cây mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy mà nhiều người nông dân mạnh dạn đầu tư trồng dưa lưới trong nhà màng để nâng cao năng suất và chất lượng. Sau đây, Lisado sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng đạt tiêu chuẩn.

1. Chuẩn bị cây con và giá thể

+ Hạt giống dưa lưới cần được chuẩn bị kỹ để mang lại hiệu quả cao, nên lựa chọn hạt giống F1 sẽ tốt hơn, hạt giống cần phải sạch, khỏe, có sức đề kháng tốt và nhanh phát triển.

Hạt giống dưa lưới

Bạn nên tham khảo những chuyên gia nông nghiệp để được tư vấn. Hạt giống cần được ngâm trong nước ấm (28 – 32 độ C) trong 2 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm khoảng 4 – 6 giờ trước khi đem đi ươm.

+ Chuẩn bị khay ươm cây có khoảng 50 lỗ, các lỗ nên có lỗ nhỏ để thoát nước, khay xốp để điều hòa nhiệt độ tốt hơn. Bạn tiếp tục chuẩn bị giá thể bằng cách trộn hỗn hợp mụn xơ dừa, phân chuồng, tro trấu theo tỉ lệ tương ứng là 70% + 20% + 10%, rải đều vào các lỗ khay ươm.

+ Sau đó, bạn đem hạt giống đặt mỗi hạt vào 1 lỗ, tưới nước nhẹ cho từng lỗ, đặt các khay ươm vào nơi thoáng mát, khô ráo, che mưa nắng và côn trùng tấn công.

Khi hạt giống nảy mầm và lên được 1 lá thật, bạn tiến hành phun phân bón lá để kích thích sự phát triển, quá trình ươm cây có thể từ 10 – 14 ngày.

2. Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng

+ Khi cây dưa lưới lên được 2 lá thật thì bắt đầu mang cây gieo trồng. Bạn có thể lựa chọn trồng bằng túi nilon hoặc trồng bằng luống, tuy nhiên nên trồng vào buổi chiều mát mẻ tránh ánh nắng. Bạn đặt nhẹ cây con vào từng túi nilon, không cần nén rễ quá chặt, tưới nước nhẹ nhàng cho mỗi cây khi trồng xong.

Nhà màng trồng dưa lưới

+ Mật độ rất quan trọng trong kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng, nó giúp cho cây có được không gian phát triển tốt nhất và hạn chế lây lan nguồn bệnh.

Mật độ trồng dưa lưới phù hợp cho mỗi cây là 0,5 x 0,5m, mùa khô nên xếp hàng kép nanh cá sấu 2.500 – 2.700 cây/1.000m2, mùa mưa xếp hàng kép đạt 2.200 – 2.500 cây/1.000m2.

+ Nước tưới cho cây dưa lưới nên là nước giếng, nước sông suối, không nên dùng nước máy hoặc nước lọc R.O, độ pH phù hợp là 6 – 7, không mặn, không phèn.

3. Chăm sóc cây dưa lưới

+ Cây dưa lưới cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng mới có thể cho ra trái ngọt, vì vậy mà bạn cần đảm bảo bón lót, bón thúc NPK cho cây theo từng giai đoạn.

Trồng dưa lưới cần phải chăm sóc đất trước khi gieo hạt

Ngoài ra, những loại phân bón như MgSO4, K2SO4, (NH4)2SO4, KNO3, Ure, KH2PO4, Ca(NO3)2 sẽ mang đến nhiều nguyên tố vi, trung và đa lượng cho cây, bạn nên hòa những loại phân bón thành dung dịch dinh dưỡng và cung cấp cho cây nhanh lớn.

+ Cây dưa lưới cần được bấm ngọn thường xuyên, bạn nên bấm ngọn dần khi cây ra 8 – 10 lá thật, giữ lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh hoa cái, các lá già hoặc lá nách cần được tỉa đi để tập trung nguồn dinh dưỡng nuôi quả lớn.

Khi cây ra hoa, kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng sẽ đòi hỏi phải thụ phấn bằng ong mật hoặc thủ công, bạn có thể thuê thêm ong mật về thụ phấn nếu số lượng cây lớn.

Ong thụ phấn hoa cho dưa lưới

+ Mỗi cây chỉ nên giữ lại 1 – 4 quả để tập trung chất dinh dưỡng cho quả to và ngọt, bạn nên làm giàn hoặc buộc quả vào dây nilon để đỡ sức nặng của quả cho cây.

+ Cây dưa lưới phải đối mặt với nhiều nguồn bệnh như sâu hại hoặc nấm, nhất là những khi thời tiết chuyển mùa, chênh lệch nhiệt độ lớn, mưa nhiều,…

Các loại sâu hại thường gặp trên dưa lưới là bù lạch, rệp muội, bọ trĩ, rệp dưa,… và nhiều loại nấm gây bệnh đốm sương mai, bệnh thán thư,… Bạn cần quan sát kỹ những thay đổi của cây để phát hiện bệnh, sớm phòng trừ cho cây bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật.

4. Thu hoạch, xử lý, đóng gói và chế biến sau thu hoạch

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng đòi hỏi những yêu cầu cao về chất lượng, vì vậy bạn cần quan tâm tới thời gian, tỉ lệ dinh dưỡng, tỉ lệ hư hỏng và cách bảo quản trái dưa sau thu hoạch.

+ Trái dưa lưới khi chín sẽ nổi gân trắng kín vỏ, sau đó đổi sang màu vàng nhạt, nứt cuống,…, lúc này dưa được hái xuống.

Thu hoạch dưa lưới khi đã chín

Tuy nhiên trái dưa có thể chứa các loại nấm, sản sinh khí ethylene,… làm trái dưa bị héo, vỏ mềm đi, không còn độ giòn và mọng nước như khi mới hái. Vì vậy bạn cần xử lý bằng peroxide hydrogen (H2O2) ngay khi chuẩn bị thu hoạch để hạn chế những vấn đề phát sinh sau thu hoạch.

+ Các loại vi khuẩn hoặc nấm có thể vẫn tồn tại trong trái dưa lưới, vì vậy bạn phải xử lý bằng dung dịch H2O2 nồng độ từ 10 – 50 ppm, chlorine nồng độ 100 ppm trước khi đóng gói, dán nhãn và bảo quản chúng.

Với sự phát triển không ngừng của những kỹ thuật hiện đại, trái dưa lưới muốn đem đi xuất khẩu hoặc đạt được niềm tin của người tiêu dùng trong nước thì cần đạt được các tiêu chuẩn chất lượng VietGap, Global Gap, vì vậy trồng dưa lưới trong nhà màng là sự lựa chọn tuyệt vời để đạt được chất lượng tốt nhất.

Bài viết trên đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng, để có được những trái dưa lưới thơm ngon và đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, người trồng cần phải đầu tư thêm về công nghệ và kỹ thuật trồng dưa lưới tiên tiến hiện đại.

Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.

ĐK khảo sát dự án dưa lưới
Tư vấn, báo giá nhà màng trồng dưa lưới

Menu chính