Bệnh phấn trắng trên cây dưa lưới

Bệnh phấn trắng trên cây dưa lưới – Tác hại và cách phòng ngừa

Bệnh phấn trắng là loại bệnh hại khá phổ biến trên cây dưa lưới. Khi bệnh phát triển mạnh, bệnh làm cho cây trồng kém phát triển, rụng nhiều lá, làm giảm năng suất thu hoạch. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh phấn trắng trên dưa lưới, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Bệnh phấn trắng là gì?

Bệnh phấn trắng bắt nguồn từ nấm Erysiphe cichoarcearum, loại nấm này là loại ký sinh chuyên tính, chúng bám dày đặc trên bề mặt lá để hút hết chất dinh dưỡng trong lá.

Những sợi nấm tạo thành những chiếc vòi bám chặt, thẳng góc với các cành bào tử nấm phân sinh, bào tử phân sinh không màu, có hình dạng bầu dục hoặc hình trức, là đơn bào có kích thước chỉ khoảng 5 – 7 micromet.

Cây dưa lưới dễ mắc phải bệnh phấn trắng khi sinh trưởng

2. Biểu hiện của bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng trên dưa lưới được nhận biết rất dễ nhờ những lớp phấn trắng phủ kín mặt lá của cây dưa lưới, bạn có thể nhận thấy khi mới chớm bị bệnh, mặt lá có vết bệnh chỉ là mảng nhỏ màu xanh chuyển dần sang màu vàng, sau đó bao phủ một lớp phấn trắng lan rộng ra toàn mặt lá.

Những chiếc lá có vết bệnh đều mất hết chất dinh dưỡng, khô héo lại, giòn và dễ rụng. Không chỉ vậy, khi bệnh nặng thì thân, cành và cả hoa cây dưa lưới đều bị phủ lớp phấn trắng, khô héo dần dù được cung cấp đủ nước.

Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh phấn trắng với bệnh sương mai, bởi vì chúng đều có những đám phấn trắng trên mặt lá. Thế nhưng, bệnh phấn trắng thường xuất hiện ở mặt trên lá, còn bệnh sương mai thì đốm trắng xuất hiện ở mặt dưới lá.

Ngoài ra, khi cây bị bệnh phấn trắng nặng, lá cây sẽ khô và chết đi, còn bệnh sương mai sẽ tạo thành nhứng đốm đỏ nâu trên mặt lá.

3. Tác hại của bệnh phấn trắng:

Bệnh phấn trắng gây hại cho toàn bộ các bộ phận trên cây, bắt đầu là lá cây, sau đó là thân, cành cây. Kể cả khi trong thời kỳ cây con cho đến khi cây trưởng thành, ra hoa kết trái, bệnh phấn trắng có thể tấn công liên tục và ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng của cây.

Cây dưa lưới cần được bảo vệ để phòng tránh bệnh phấn trắng

Những chiếc lá bị bệnh phấn trắng đều bị nấm hút hết chất dinh dưỡng, vì vậy lá không thể quang hợp, dần héo khô, rụng tàn và làm cho cây chậm phát triển. Khi bệnh nặng hơn, thân, cành cây đều bị phủ phấn trắng, hoàn toàn không thể tăng trưởng, khó lòng ra hoa đậu quả được.

Vì vậy bệnh này ảnh hưởng lớn tới năng suất thu hoạch của người nông dân nếu không được phòng trừ sớm, theo nhiều nghiên cứu, bệnh phấn trắng có thể làm giảm năng suất canh tác lên đến 20 – 50% cho cây dưa lưới, tùy theo mức độ nhiễm bệnh của cây trồng.

4. Điều kiện thuận lợi cho bệnh phấn trắng:

Bạn có thể thấy bệnh phấn trắng có thể gây bệnh trong mọi thời điểm tăng trưởng của cây trồng, tuy nhiên không phải thời tiết nào, bệnh phấn trắng cũng có thể phát triển mạnh.

Nhiệt độ thuận lợi nhất cho nấm chính là từ 22 – 25 độ C, độ ẩm cao, mưa nhiều, nấm có thể lây lan qua không khí, theo những cơn gió ra cả ruộng dưa lưới.

Khi không ở trong điều kiện thuận lợi, nấm vẫn có thể phát sinh và gây bệnh cho cây, kể cả thời tiết khô hạn, vì vậy mà khi cây trồng kém dinh dưỡng thì rất có thể nhanh mắc bệnh.

5. Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây dưa lưới

Ở trên, bạn đã có thể nhận thấy những tác hại của bệnh phấn trắng cho sự tăng trưởng và phát triển của cây dưa lưới, vì vậy mà bạn không nên chủ quan và cần phải thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn sự phát triển của bệnh này trên cây trồng của mình.

Phòng bệnh phấn trắng để cây cho năng suất cao nhất

Sau đây là một vài biện pháp hữu hiệu để phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây dưa lưới:

+ Trước khi gieo trồng cây con, bạn nên làm đất thông thoáng, thu gom hết cây bệnh, cỏ dại, rơm rạ,… đem đi tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh lây lan.

Sau đó, kiểm tra hệ thống thoát nước của đồng ruộng để tránh bị đọng nước trong mùa mưa, hoặc không có thể trồng lên luống cao, làm giàn cho cây.

+ Trồng cây dưa lưới với mật độ hợp lý, không nên trồng quá dày sẽ tạo điều kiện cho nấm lây lan, thửa ruộng không nên trồng quá nhiều lần, nếu không còn chất dinh dưỡng, nên bón thêm phân chuồng hoặc tro trấu.

+ Chọn loại hạt giống dưa lưới tốt và có khả năng kháng bệnh. Dinh dưỡng cho cây dưa lưới đầy đủ hợp lý, bổ sung dinh dưỡng cho cây theo từng giai đoạn để cây khỏe mạnh và chống chọi được các nguồn bệnh.

+ Khi nấm có điều kiện thuận lợi để phát triển, độ ẩm cao, mưa nhiều, bạn nên hạn chế tưới nước cho cây, thường xuyên kiểm tra cây trồng để phát hiện sớm cây bệnh, cắt bỏ nguồn bệnh tránh lây lan sang các cây khác.

+ Khi cây bắt đầu chớm bị bệnh, bạn có thể dùng một số loại thuốc bảo vệ thực vật như Score, Topsin M, Anvil,… để trị bệnh cho phấn trắng cho cây.

Trên đây, bài viết đã đưa ra những thông tin về bệnh phấn trắng, một loại bệnh khá phổ biến ở cây dưa lưới. Hy vọng bài viết trên giúp bạn phát hiện sớm bệnh phấn trắng trên cây dưa lưới và có biện pháp phòng trừ phù hợp.

Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.

ĐK khảo sát dự án dưa lưới
Tư vấn, báo giá nhà màng trồng dưa lưới

Menu chính