Cách ủ và kỹ thuật ươm hạt giống măng tây

Cách ủ và kỹ thuật ươm giống hạt măng tây

Ủ giống hạt măng tây là một trong những bước quan trọng không thể bỏ qua để hạt giống măng tây nảy mầm đạt tỉ lệ cao nhất. Vậy bạn đã thực sự biết cách ủ hạt măng tây? Kỹ thuật ươm hạt măng tây như thế nào? Cùng Lisado tìm hiểu cách ủ và kỹ thuật ươm giống hạt măng tây

1. Hướng dẫn chi tiết cách ủ hạt măng tây

Hạt măng tây thường rất to và cứng. Vì thế, trước khi ủ hạt nên phơi hạt ra nắng buổi sáng khoảng 2 tiếng đồng hồ cho hạt khô để tăng cường khả năng hút nước ẩm.

Sau đó rửa sạch hạt bằng nước lạnh, chà xát hạt để rửa sạch bụi bẩn và loại bỏ những hạt hỏng, hạt lép.

Cách ủ và kỹ thuật ươm hạt giống măng tây

Sau khi rửa sạch hạt giống, ngâm hạt với nước lạnh trong khoảng 1-2 ngày cho đến khi thấy hạt giống ngậm nước nở to hơn bình thường, vỏ hạt đã mềm thì lấy hạt giống ra, vớt bỏ những hạt lép hoặc bị nấm mốc nổi trên mặt nước. Tiếp đó rửa lại hạt giống, chà rửa thật kỹ làm sạch mùi chua, nước nhớt để chống nấm mốc làm hỏng hạt giống.

Chú ý, trong khoảng thời gian 1-2 ngày ngâm hạt, cứ 1/2 ngày phải tiến hành rửa hạt giống và thay nước mới 1 lần để hạt giống có thời gian trao đổi dưỡng khí, kích thích tỉ lệ nảy mầm cao.

Sau 1 hoặc 2 ngày ngâm hạt giống, bạn lấy hạt giống ra rửa sạch và ngâm hạt giống măng tây khoảng 30 phút vào dung dịch kích thích nảy mầm. Có thể pha dung dịch WEVIRO, WEHG, hoặc ATONIK,… với nước theo tỉ lệ 30/70.

Sau đó, bạn rửa sạch hạt giống và cho vào một cái khăn vải vuông dày, ẩm 50%, gói kín, đặt nơi khuất sáng. Thời gian ủ hạt giống măng tây thường kéo dài từ 3 – 4 ngày.

Mỗi ngày, bạn kiểm tra và chọn những hạt đã nảy mầm đem ra gieo để lấy cây giống con ra đất vườn ươm, tránh ủ đi ủ lại nhiều lần hạt đã nảy mầm có thể làm hỏng hạt giống. Số hạt còn lại tiếp tục rửa sạch và gói ủ trong khăn ẩm đến khi nảy mầm để gieo vào đợt sau.

Nếu bạn cần mua cây giống mời tham khảo: Cây giống măng tây xanh giá tốt

2. Kỹ thuật ươm hạt măng tây

Lưu ý khi ươm hạt măng tây

Chuẩn bị đất bầu ươm tơi xốp, giàu dưỡng chất và đảm bảo không có sâu bệnh trong đất. Bạn có thể trộn đất với vỏ đậu, trấu mục, bèo tây, rơm rạ, tro trấu, mùn cưa, vụn xơ dừa ( đã xử lý nấm bệnh bằng chế phẩm vi sinh), phân trùn quế, phân chuồng ủ hoai… để tăng dưỡng chất cho đất, nuôi dưỡng măng tây.

Khi đóng bầu ươm hạt măng tây, bạn cho giá thể vào bầu và lắc đều để đảm bảo độ nén của giá thể. Giá thể trong bầu ươm cách mép túi bầu ươm 1cm.

Cách ủ và kỹ thuật ươm hạt giống măng tây

Khi tiến hành gieo hạt trong bầu ươm chúng ta có thể thực hiện như sau:

Ấn nhẹ tay tạo thành 1 lỗ sâu khoảng 0.5~1cm ở giữa bầu ươm, không nên trồng hạt sâu quá sẽ dễ làm hạt bị thối hỏng.

Dùng nhíp gắp từng hạt giống bỏ vào giữa giá thể và lấp nhẹ 1 lớp tro trấu dày khoảng 0,5cm cho khuất hạt. Đặt các bầu ươm giống vào nhà lưới theo hàng để thuận tiện cho việc ươm và chăm sóc. Tưới phun sương giữ ẩm hàng ngày.

Lưu ý: Khi xây dựng vườn để ươm hạt măng tây, nên lót một lớp màng phủ nông nghiệp dưới đáy khu đất vườn ươm để ngăn cỏ dại. Đồng thời phía trên có mái che nghiêng bằng lưới đen che nắng che mưa. Bạn cũng nên đào các rãnh nước nhỏ để thoát nước, tránh ngập úng gây hỏng cây và vây lưới mắc nhuyễn để ngăn sâu bọ, côn trùng xâm hại cây giống.

Khi đưa cây giống con hay hạt giống vừa nảy mầm ra vườn ươm, bạn nên đặt cây cách cây 10-15cm, để tạo không gian đủ cho cây sinh trưởng và thuận tiện khi chăm sóc, cắt tỉa. Dùng lưới che chắn vườn ươm tránh thời tiết khắc nghiệt, nắng mưa, côn trùng, vật nuôi,…

Với những gợi ý trên đây, LISADO hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về cách ủ hạt giống măng tây cũng như kỹ thuật ươm hạt măng tây. Bạn có thể ghi lại để làm phong phú thêm sổ tay gieo trồng của mình và đừng quên chia sẻ với chúng tôi cách ủ mầm măng tây và kinh nghiệm chăm sóc măng tây của bạn.

Bài viết bạn có thể tham khảo thêm: Cách trồng và chăm sóc măng tây hiệu quả.

Rate this post

Menu chính