Hướng dẫn cách trồng cây dưa lưới trong chậu

Hướng dẫn cách trồng dưa lưới trong chậu

Dưa lưới không chỉ được trồng trong những vườn lớn trong nhà màng, nhiều gia đình ngày nay còn trồng dưa lưới ngay tại nhà để thu trái. Tuy nhiên cách trồng dưa lưới trong chậu tại nhà sẽ có nhiều điểm khác so với trồng vườn dưa lưới tại đồng ruộng hoặc trong nhà màng.

Dưa lưới là loại trái cây thơm ngon, ngọt mát rất được yêu thích, vì vậy mà nó được tiêu thụ rất nhiều trong các gia đình Việt Nam.

Dưa lưới là loại quả rất được yêu thích ở Việt Nam

Tuy nhiên thì trên thị trường, nhiều người lo sợ dưa lưới ở chợ có trữ lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật khá cao, vì vậy mà họ muốn tự trồng dưa lưới cho gia đình mình.

Dưa lưới khá dễ trồng và có thời gian thu hoạch khá ngắn, từ 85 – 90 ngày, với cách trồng dưa lưới trong chậu như sau:

Bước 1: Lựa chọn thời điểm gieo trồng

Thời điểm gieo trồng giúp cho dưa lưới được trồng trong thời tiết thích hợp, phát triển tốt và cho trái ngọt hơn. Dưa lưới phù hợp với khí hậu ấm áp, khô ráo, độ ẩm khoảng 75 – 80%, cây trong điều kiện này sẽ nhanh lớn, dễ đậu quả, ngược lại, cây dưa lưới trong thời tiết mưa ẩm, nóng lạnh bất thường sẽ chậm lớn, trái nhỏ, quả nhạt.

Thời điểm gieo trồng tốt nhất là từ tháng 2 – 3 và thu hoạch khoảng tháng 5 – 6, bạn có thể trồng liên tiếp cho đến tháng 9, 10 để được nhiều vụ trong năm vì dưa lưới trồng chậu không cần luân canh thường xuyên.

Bước 2: Chuẩn bị và ươm hạt giống

Hạt giống có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của cây trồng, khi bạn trồng dưa lưới tại nhà, số lượng cây trồng ít nên lựa chọn loại hạt giống tốt, khỏe để khả năng nảy mầm cao. Bạn nên tìm đến những cơ sở uy tín để mua được hạt giống đảm bảo chất lượng, là loại hạt giống F1 càng tốt.

Hạt giống dưa lưới

Hạt giống sau khi mua về cần phải ngâm và ủ, bạn đem hạt giống ngâm trong nước ấm (28 – 32 độ C) khoảng 2 giờ, sau đó đặt trong khăn ẩm khoảng 24 giờ, và tiến hành ươm để hạt nảy mầm. Bạn đặt mỗi một hạt giống vào 1 bầu ươm nhỏ, bầu ươm có giá thể trong đó để hạt giống phát triển nhanh.

Giá thể cần được chuẩn bị như sau: bạn trộn hỗn hợp 40% than bùn + 30% mùn hữu cơ + 30% trấu hun. Sau đó đặt hạt giống vào bầu và tưới nước vừa phải, ươm trong khoảng 7 – 10 ngày, đến khi cây dưa lưới được 2 lá thật thì có thể đem trồng. Bầu ươm cần được đặt ở nơi mát mẻ, khô ráo và tránh côn trùng tấn công.

Bước 3: Chuẩn bị chậu và đất trồng dưa lưới

Chậu trồng dưa lưới nên có kích thước là 36 x 36cm, mỗi chậu chỉ có thể trồng 1 cây để cây còn phát triển nhanh về sau. Cách trồng cây dưa lưới trong chậu đòi hỏi chậu cây nên có lỗ thoát nước để cây không bị ngập úng khi trời mưa.

cách trồng dưa lưới trong chậu

Đất trồng dưa lưới nên là loại đất có nhiều chất dinh dưỡng, có độ tơi xốp và thoát nước tốt, bạn có thể chọn loại đất cát pha và thịt nhẹ vì loại đất này có khả năng điều hòa nhiệt độ khá tốt. Đất trồng nên được loại bỏ sâu bệnh, trứng và ấu trùng để không gây bệnh cho cây, bạn nên nhổ bỏ hết mầm rễ cỏ dại, đánh tơi đất trước khi trồng cây.

Bước 4: Trồng dưa lưới vào chậu

+ Sau khi đã chuẩn bị chậu và đất trồng cây, bạn chọn những cây giống khỏe nhất cho vào từng chậu để trồng, mỗi cây cho vào 1 chậu. Khi đã trồng xong, bạn ấn nhẹ đất xung quanh cho cây chặt lại và bắt đầu rắc một lớp vôi bột mỏng để cây có thể ngăn chặn được sâu bệnh xâm nhập.

+ Bạn tưới nước cho cây đều đặn hàng ngày, lượng nước vừa phải, bón phân NPK cho cây trồng theo từng thời kỳ để cây phát triển. Cây dưa lưới mới trồng nên được che chắn để tránh mưa gió, bạn cần phải giảm lượng nước tưới khi trời mưa để tránh cây bị ngập úng.

Bước 5: Chăm sóc cây dưa lưới

+ Bạn có thể làm giàn leo cho cây dưa lưới, khi cây được 4 – 5 lá thật, bắt đầu cắt tỉa lá và bấm ngọn để cây dành chất dinh dưỡng cho việc nuôi quả. Đến khi nhánh mọc dài ra, bạn chỉ nên để lại hoa cái để tiến hành thụ phấn. Bón phân NPK đều đặn và giảm lượng nước tưới khi cây đậu quả.

cách trồng dưa lưới trong chậu

+ Việc thụ phấn khi trồng trong chậu sẽ khó khăn hơn, nhất là khi bạn sống ở thành phố, ong sẽ ít đến thụ phấn. Bạn có thể thụ phấn trực tiếp bằng tay để chắc chắn tạo quả cho cây trồng.

+ Dù cho hoa ra rất sai thì bạn cũng chỉ nên giữ lại 1 quả trên mỗi cây, bởi vì quả dưa lưới khi lớn rất to và nặng sẽ làm cho thân cây đỡ không được. Bạn có thể buộc dây để treo quả dưa khi nó đã lớn hơn.

Bước 6: Thu hoạch trái dưa lưới

Ước tính thời gian đậu quả đến khi quả chín là hơn 1 tháng, bạn sẽ nhận thấy quả dưa lưới có gân lưới trắng giăng kín và có màu vàng ngà, mùi thơm là quả chín. Lúc này, bạn đã có thể hái quả để thưởng thức, quả dưa lưới sẽ ngọt và thơm hơn khi cây dưa lưới được bón phân hợp lý, thời tiết ấm áp trong thời kỳ chín quả.

Dưa lưới trồng tại nhà khá đơn giản phải không nào? Hy vọng rằng cách trồng cây dưa lưới trong chậu trên đây sẽ giúp bạn có được những kiến thức phù hợp để trồng dưa lưới thành công tại nhà, mang đến những món trái cây tươi sạch nhất cho gia đình.

Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.

[martfury_products_list title="Vật tư thiết bị trồng dưa lưới" links_group="%5B%7B%7D%5D" cat="vat-tu-cay-an-qua"]
[formidable id=4]

Menu chính