Top 3 cách chế biến rau mầm củ cải đỏ bổ dưỡng, hấp dẫn
Hiện nay, rau mầm được nhiều Việt sử dụng trong các bữa ăn. Đặc biệt là rau mầm củ cải đỏ. Vậy loại rau này có gì đặc biệt? Cách chế biến rau mầm củ cải đỏ như thế nào? Cùng Lisado tìm hiểu cách làm thực phẩm này nhé!
Điểm đặc biệt của rau mầm củ cải đỏ
Rau mầm củ cải đỏ có hàm lượng dinh dưỡng gấp 5 lần so với các loại rau ăn lá khác. Thông thường thực phẩm này sẽ không chứa mầm bệnh, vi sinh vật gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt trong rau mầm đó có nhiều men kích thích tăng trưởng, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm và giảm cholesterol trong máu.
Cách chế biến rau mầm củ cải thường khá đa dạng từ ăn sống hay nấu chín mà không giảm đi hàm lượng vitamin có trong thực phẩm. Do đó, rau mầm củ cải đỏ có tác dụng lớn trong việc chống lão hóa, làm đẹp da, ngăn ngừa ung thư. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, loại thực phẩm này nên bổ sung vào thực đơn cho mỗi gia đình.
Rau mầm củ cải đỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe
Top 3 cách chế biến rau mầm củ cải đỏ bổ dưỡng, ngon miệng
Rau mầm có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau mang lại khẩu vị mới lạ, ngon miệng cho người dùng. Với mong muốn đa dạng thực đơn cho bạn, Lisado gợi ý cho bạn 3 cách chế biến rau mầm củ cải đỏ như sau:
Salad rau mầm củ cải đỏ chấm sốt cà chua
Nội dung chính:
Salad rau mầm được nhiều người yêu thích bởi cảm giác thanh mát khi sử dụng ngay rau mầm tươi sống chấm kèm nước sốt. Cách làm món này cực đơn giản như sau:
- Rau mầm củ cải đỏ rửa sạch, loại bỏ 1 phần gốc.
- Chuẩn bị nước sốt như sau: Hành khô bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn rồi phi qua dầu ăn. Sau đó, đổ cà chua vào xào chín, bạn có thể thêm gia vị đầy đủ như: bột ngọt, muối ăn, nước mắm để tạo vị đậm đà.
- Sau khi thành phẩm, bạn sẽ có một bát nước sốt đậm vị. Để trang trí cho món salad thêm bắt mắt, bạn có thể thêm nước sốt mè và trang trí thêm một chút loại rau sống, mùi ta sẽ đẹp mắt hơn rất nhiều.
Cách chế biến rau mầm củ cải đỏ
Xay rau mầm củ cải đỏ bổ sung ăn dặm cho trẻ
Rau mầm củ cải đỏ được sử dụng nhiều trong giai đoạn ăn dặm của trẻ nhỏ. Bởi theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nhỏ bắt đầu từ tháng thứ 6 cần cung cấp 700 calo/ngày. Với việc bổ sung rau mầm đỏ trong thực đơn ăn d sẽ cung cấp chất dinh dưỡng phong phú, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ. Cách chế biến rau mầm củ cải đỏ làm nguyên liệu nấu bột cho trẻ dễ dàng như sau:
- Khi nấu bột ăn dặm cho trẻ, các mẹ thường nấu theo tỷ lệ 1 bột: 10 nước tức khoảng 10g bột với 100ml nước.
- Nếu bổ sung thịt, cá cần xay nhuyễn, sau đó dùng khoảng 1 thìa cà phê chất xay nhuyễn. Với rau mầm đỏ, các mẹ cần băm nhuyễn và bổ sung 1/2 thìa cafe dầu olive rồi quấy đều trên bếp đến khi bột chín và tắt bếp.
Bột ăn dặm bổ sung rau mầm đỏ sẽ giúp các bé hấp thu tốt hơn, kích thích vị giác mà trẻ không cần ăn quá nhiều vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng.
Rau mầm củ cải đỏ nấu canh thịt bò
Món ăn lý tưởng cho mùa hè đầy đủ dinh dưỡng, thanh mát là món canh thịt bò nấu rau mầm củ cải đỏ.Trước khi thực hiện chế biến món này bạn cần chuẩn bị như sau:
Nguyên liệu đầy đủ cho khẩu phần 4 -5 người ăn:
- 500 gram – 800 gram rau mầm củ cải đỏ.
- 200 gram thịt bò
- Hành, tỏi 1 củ băm nhỏ.
- Gia vị: bột canh, mỳ chính, hạt nêm và nước mắm.
- 1 lít nước dùng.
Cách chế biến món rau mầm thịt bò như sau:
- Bạn cần sơ chế rau mầm củ cải rửa sạch, để ráo nước.
- Thịt bò sau khi thái lát thì ướp tỏi băm nhỏ và bổ sung 1 thìa bột nêm, bột canh/ tương ướp vị trong vòng 15 phút.
- Lấy 1 lít nước dùng đã chuẩn bị đun sôi, sau đó cho thịt bò đã ướp đun sôi rồi cho rau mầm đỏ đun sôi và tắt bếp. Tùy vào khẩu vị của từng gia đình, bạn có thể thể bổ sung gia vị cho vừa ăn và thưởng thức.
Rau mầm củ cải đỏ nấu thịt bò mang lại sự thanh mát, lạ miệng cho người dùng
Như vậy, vừa rồi chúng tôi đã cung cấp cho bạn 3 cách chế biến rau mầm củ cải đỏ ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng và dễ dàng sử dụng. Hy vọng những thông tin này sẽ góp phần đa dạng thực đơn chế biến món rau mầm đỏ này nhé!