Cách trồng rau cải cầu vồng thủy canh ngon ngọt mà đẹp mắt

Cách trồng rau cải cầu vồng thủy canh ngon ngọt mà đẹp mắt

Cải cầu vồng không chỉ ăn ngon, tốt cho sức khỏe mà còn rất bắt mắt đúng như tên gọi. Bạn sẽ một vườn rau thủy canh thực sự xanh tốt khi đã nắm rõ cách trồng rau cải cầu vồng thủy canh sau đây.

Rau cải cầu vồng là gì?

Đúng như tên gọi, cải cầu vồng có màu sắc thực sự bắt mắt với cuống lá có nhiều màu sặc sỡ như đỏ, vàng, cam, trắng,… Đây là một loại rau có nguồn gốc phương Tây và còn được gọi dưới nhiều cái tên khác như củ cải seakale, củ cải lá, củ cải bạc,…

Rau cải cầu vồng không chỉ ngon mà còn đẹp mắt

Rau cải cầu vồng không chỉ ngon mà còn đẹp mắt

Cải cầu vồng là loại thân thảo, có màu lá xanh và cuống lá nhiều màu. Tuy cuống lá màu trắng phổ biến hơn nhưng người ta lại luôn bị mê mẩn bởi vẻ đẹp của cuống lá màu vàng hoặc đỏ. Cây trưởng thành thường cao lớn giòn, có những lá phẳng, có lá lại mang hình đáng xoăn. Loại rau này rất thích hợp trồng trong các mô hình thủy canh.

Vật dụng cần chuẩn bị để trồng rau cải cầu vồng thủy canh

Để trồng cải cầu vồng thủy canh thì bạn cần phải có các vật dụng sau đây:

Giàn trồng thủy canh

Giàn trồng thủy canh rất quan trọng đối với việc trồng thủy canh. Loại giàn trồng thủy canh phổ biến nhất hiện nay là thủy canh hồi lưu. Để có được giàn trồng này, bạn cần liên hệ với các đơn vị thi công và lắp đặt thủy canh để đặt mua và hỗ trợ tư vấn. LISADO rất hân hạnh được phục vụ bạn. (Tìm hiểu thêm về giàn trồng Tại đây)

Các dụng cụ thủy canh

  • Rọ nhựa trồng rau thủy canh
  • Giá thể trồng rau thủy canh: có thể là mút xốp hoặc xơ dừa
  • Khay ươm hạt
  • Dung dịch thủy canh
  • Bút đo nồng độ dung dịch

Nếu thiếu bất kì dụng cụ nào, bạn có thể đặt mua ngay Tại đây.

Cách trồng và chăm sóc cải cầu vồng thủy canh

Trồng rau cải cầu vồng vào mùa nào

Cải cầu vồng sinh trưởng tốt trong khoảng 18 – 30 độ C và điều kiện ánh sáng vừa phải nên cây có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để trồng cải cầu vồng là mùa Thu hoặc Đông Xuân.

Cách chọn hạt giống cải cầu vồng

Hiện nay các giống cải cầu vồng nhập khẩu được bán rất nhiều trên thị trường. Bạn nên lựa chọn mua tại các cơ sở uy tín để đảm bảo rằng mình mua được hàng chất lượng.

Cách trồng cải cầu vồng thủy canh

Bước 1: Gieo hạt

Hạt giống cải cầu vồng khá khó nảy mầm vì vậy cần được xử lý trước khi gieo. Bạn ngâm hạt giống trong nước ấm (2 phần nước sôi, 3 phần nước lạnh) trong 6 – 8 tiếng rồi vớt ra để ráo. Sau đó ủ vào khăn ấm trong khoảng 2 ngày để hạt tách mầm. Lưu ý là cần thường xuyên xịt nước vào khăn để hạt được cấp ẩm đầy đủ.

Sau đó, đem gieo hạt giống vào các giá thể. Lưu ý là không gieo lút hoàn toàn hạt giống. Nếu giá thể là mút xốp thì đặt tấm mút xốp vào khay đựng rồi gieo hạt giống vào các lỗ nhỏ được đục sẵn. Nếu giá thể là xơ dừa thì cho các viên nén xơ dừa vào cốc nhựa, làm ẩm rồi đặt vào khay đựng và tiến hành gieo hạt vào giỏ nhựa.

Sau khi gieo hạt, cần cung cấp đủ nước vào khay đựng để đảm bảo hạt luôn ẩm, tạo điều kiên thuận lợi cho cây phát triển. Thời gian nẩy mầm là từ 5-7 ngày

Bước 2: Chuyển giàn

Sau khi cây đã nảy mầm thì ta có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng để cây mau lớn hơn. Nồng độ dinh dưỡng giai đoạn này thấp, ở mức 300ppm.

Sau khi cây bắt đầu ra 3 lá thật thì có thể tiến hành chuyển giàn. Nếu đã đặt sẵn giá thể trong giỏ nhựa thì chỉ cần nhấc lên cho lên giàn là được. Còn giá thể là mút xốp thì cần tách ra và cho vào giỏ nhựa rồi mới đưa lên giàn.

Bước 3: Chăm sóc

Khi cây bắt đầu được đưa lên giàn thì cần chú ý thường xuyên kiểm tra lượng nước và chất dinh dưỡng bổ sung cho cây. Cây càng lớn càng đỏi hỏi nhiều nước và dinh dưỡng hơn.

  • Khi cây mới lên giàn, 5 – 15 ngày mới phải bổ sung dinh dưỡng, nồng độ là 600-800ppm
  • Khi cây trưởng thành, 3 – 5 ngày cần bổ sung dinh dưỡng, nồng độ là 800-1000ppm.

Cần chú ý quan sát xem cây phát triển có đồng đều không, có gặp sâu bệnh không để có phương án xử lý kịp thời.

Bước 4: Thu hoạch

Bắt đầu tiến hành thu hoạch khi cây cao khoảng 15-20 cm. Dùng dao bén cắt những lá ngoài chừa cách gốc khoảng 4 cm. Có thể bảo quản cải cầu vồng trong tủ lạnh hoặc trong túi nhựa có thoáng khí. Nên thu hoạch theo từng khóm để có thể trồng gối vụ mới.

Rau cải cầu vồng trưởng thành đã có thể thu hoạch

Rau cải cầu vồng trưởng thành đã có thể thu hoạch

Các loại bệnh thường gặp ở rau cải cầu vồng

Cải cầu vồng ít bị sâu bệnh hơn các loại khác. Đặc biệt khi trồng bằng phương pháp thủy canh thì sâu bệnh càng hiếm gặp do cây khỏe mạnh, được cung cấp đủ dinh dưỡng và không có môi trường thuận lợi cho sâu hại phát triển như đất. Tuy nhiên chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua vè một số bệnh thường gặp ở rau cầu vồng để biết cách nhận biết và xử lý khi gặp:

  • Rầy mềm: Khi thấy cây xuất hiện loại rầy này, chúng ta nên dùng tia nước mạnh để rửa rầy đi.
  • Ốc sên: Dùng tay bắt hoặc bẫy. Với loại này nên diệt từ sớm sẽ tốt hơn vì ốc sên thường sinh sản với tốc độ nhanh và gây thiệt hại lớn cho cây.
  • Bọ nhảy: Có thể dùng tay bắt.
  • Bệnh đốm lá Cercospora: đây là một bệnh do nấm gây ra với biểu hiện là những mảng màu nâu nhạt bao quanh bởi các vòng màu tím hình thành trên bề mặt lá. Bệnh này thường có vào điều kiện thời tiết ấm áp hoặc ẩm ướt. Cần giữ cho khoảng cách giữa các cây hợp lý để tạo sự lưu thông không khí và nhanh chóng loại bỏ các lá bị bệnh.

Thành phần dinh dưỡng có trong cải cầu vồng

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng mỗi loại màu sắc của cải sẽ mang đến một loại khoáng chất đặc trưng kèm với các vitamin khác nhau.. Về cơ bản, 100g cải cầu vồng gồm các chất dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 18kcal
  • Carbohydrate: 3.53g
  • Chất đạm: 2.35g
  • Chất xơ: 1.2g
  • Vitamin C: 31.8mg
  • Vitamin A: 5882 IU
  • Vitamin K: 828.2 microgram
  • Các khoáng chất như: 47mg canxi, 1.69mg sắt, 212mg natri,…

Một điều cần phải nhận thấy là rau cải cầu vồng rất ít calo và chứa nhiều các Vitamin A, C, K, các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do, bệnh tật và viêm nhiễm.

Các món ăn ngon từ cải cầu vồng

Salad cải cầu vồng

Cách làm món salad rất đơn giản nhưng đồng thời cũng rất ngon. Chỉ cần đem trộn hỗn hợp cải cầu vồng, hạt quiona, cà chua bi với nước cốt chanh, chút mật ong, dầu ô liu là xong. Cải cầu vồng mềm ngọt, hòa trộn với các loại rau quả như táo xanh, cà chua bi, thêm chút phô mai ngậy ngậy rất thanh mát.

Nước ép cải cầu vồng

Nước ép cải cầu vồng không chỉ mát mà còn rất tốt cho sức khỏe. Đây là một gợi ý tuyệt vời cho những người đang ăn kiêng.

Cải cầu vồng xào tỏi

Cải cầu vồng xào tỏi là một món ăn truyền thống nhưng chưa bao giờ hết hấp dẫn. Vị ngọt mềm của cải kết hợp chút cay của tỏi và mùi thơm kích thích vị giác sẽ làm bạn cảm thấy rất dễ chịu.

Cải cầu vồng xào thịt bò

Nếu chỉ xào mình cải cầu vồng là chưa đủ thì bạn nên kết hợp với thịt bò. Vị ngọt của thịt bò sẽ ngấm vào trong cải cầu vồng, đẩy vị giác của bạn lên đến đỉnh điểm.

Canh cải cầu vồng nấu cua

Nếu bạn cần một món canh cho bữa cơm gia đình, bạn nên thử món ăn này. Cách nấu tương tự như cách nấu canh cua thông thường nhưng thay rau bằng cải cầu vồng. Nguyên liệu cua có thể thay bằng tôm.

Hiện giá thành không còn là yếu tố chính để bạn quyết định lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng hiên nay có xu hướng chọn các loại rau giàu dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe gia đình. Vì vậy, xu hướng trồng thủy canh đang ngày càng phát triển và được ưa chuộng. Nếu bạn cũng muốn sở hữu một giàn thủy canh như ý, bạn có thể liên hệ ngay với Lisado. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn về mô hình giàn, vị trí đặt giàn và tiến hành thi công lắp đặt trọn gói. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline: 0987.857.614 – 097.157.8366.

Menu chính