Cách trồng rau cải ngồng thủy canh tại nhà năng suất cao

Cách trồng rau cải ngồng thủy canh tại nhà năng suất cao

Rau cải ngồng là một loại rau dễ trồng và cho thu hoạch sớm nên rất thích hợp cho các mô hình thủy canh tại nhà. Chi tiết cách trồng và chăm sóc cây cải ngồng thủy canh sẽ được giới thiệu trong bài viết sau.

Rau cải ngồng là gì?

Cải ngồng là một loại rau họ cải quen thuộc trong các bữa cơm của người Việt Nam. Cải ngồng có thân mảnh, tròn hơn cải thìa, khi ăn có vị hơi giống với mù tạt xanh.

Cải ngồng là một loại rau họ cải

Cải ngồng là một loại rau họ cải

Rau cải ngồng có sức sống mạnh, dễ trồng và thời gian thu hoạch ngắn nên rất thích hợp để trồng trong mô hình thủy canh.

Vật dụng cần chuẩn bị để trồng rau cải ngồng thủy canh

Để trồng rau cải ngồng thủy canh, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:

  • Giàn trồng thủy canh: đây là một vật dụng rất quan trọng đối với mô hình thủy canh. Ngày nay người ta thường sử dụng một số giàn thủy canh phổ biến như sau: giàn thủy canh canh thẳng, giàn chữ A, bán chữ A, giàn tầng. Tùy theo điều kiện ánh sáng mà lựa chọn nơi đặt giàn trồng phù hợp. Liên hệ ngay với Lisado để có một giàn trồng thủy canh như ý nếu bạn đang cần.
  • Rọ nhựa trồng rau thủy canh: đây là dụng cụ để đựng cây và kết nối với giàn trồng. Trên cốc sẽ có các khe nhỏ để rễ cây hút chất dinh dưỡng.
  • Giá thể trồng rau thủy canh: có thể là mút xốp hoặc xơ dừa. Giá thể có tác dụng cố định cây trong rọ nhựa.
  • Khay ươm hạt: dùng để đặt giá thể trong thời gian ươm hạt.
  • Dung dịch thủy canh: bổ sung chất dinh dưỡng cho cây dưới dạng nước. Dung dịch thủy canh hiện nay thường được bán theo cặp
  • Bút đo nồng độ dung dịch: dùng để kiểm tra nồng độ dung dịch trên hệ thống thủy canh và bổ sung dinh dưỡng kịp thời.

Cách trồng và chăm sóc cải ngồng thủy canh

Trồng rau cải ngồng vào mùa nào

Mặc dù có thể trồng được quanh năm nhưng cải ngồng là loại cây ưa thời tiết mát mẻ và có độ ẩm cao. Chính vì vậy khoảng thời gian tốt để trồng rau cải ngồng là  từ tháng 7 đến tháng 3 năm kế tiếp, tốt nhất vụ đông xuân, khoảng tháng 3.

Cách chọn hạt giống cải ngồng

Như đã chia sẻ ở trên, cải ngồng là loại rau ưa mát, vì vậy với các giống cây nội địa thông thường thì sẽ khó trồng vào mùa hè nóng bức. Nếu bạn vẫn muốn trồng cải ngồng vào mùa hè thì bạn nên chọn các giống cây nhập khẩu chịu nhiệt. Loại này đã được nghiên cứu để sinh trưởng được cả trong điều kiện khí hậu nóng, đồng thời tỉ lệ nảy mầm cũng cao hơn, thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Tuy nhiên, giá thành của cải ngồng nhập khẩu thường cao hơn các giống nội địa. Bạn cũng nên lựa chọn những đơn vị uy tín để mua giống.

Cách trồng cải ngồng thủy canh

Bước 1: Ươm hạt

Để cây có tỉ lệ nảy mầm cao, trước khi gieo cần tiến hành xử lý hạt bằng cách ngâm hạt 2 giờ trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh, sau đó vớt ra ủ ẩm 12 giờ cho hạt nứt nanh rồi mới đem gieo.

Bước 2: Gieo hạt

Đến bước gieo hạt, cần xác định xem giá thể bạn lựa chọn là gì để có quy trình gieo hạt phù hợp.

Giá thể là mút xốp

  • Đặt mút xốp vào khay ươm hạt, làm ướt bề măt mút xốp
  • Gieo 1-3 hạt vào các lỗ nhỏ được đục sẵn trên bề mặt xốp. Lưu ý là không gieo lút quá
  • Cung cấp nước cho khay ươm hạt để đảm bảo cây luôn được cấp ẩm

Giá thể là xơ dừa

  • Đặt viên nén xơ dừa vào rọ nhựa
  • Cấp nước cho viên nén xơ dừa nở ra
  • Đặt các rọ nhựa vào một khay đựng
  • Gieo 1 – 3 hạt vào mỗi rọ nhựa
  • Cung cấp nước cho khay ươm

Cây trong quá trình này cần được chú ý cấp nước đầy đủ.

Bước 3: Chuyển giàn

Khi cây đã bắt đầu ra lá mầm thì có thể bổ sung thêm dung dịch thủy canh để bổ sung dinh dưỡng cho cây, nồng độ là 300ppm. Khi quan sát thấy cây bắt đầu ra 3 lá thật thì tiến hành chuyển giàn. Chú ý loại bỏ các cây còi cọc, bị bệnh.

Cách chuyển giàn rất đơn giản, mỗi cây con được đặt trong một rọ nhựa và được đưa lên giàn thủy canh. Sau đó bổ sung nước và dung dịch thủy canh để nuôi cây, giai đoạn này nồng độ là 600ppm.

Bước 4: Chăm sóc

Sau khi cây đã được chuyển giàn thì bước quan trọng nhất là bổ sung nước và chất dinh dưỡng cho cây:

  • Khi cây mới lên giàn, 5 – 15 ngày mới phải bổ sung dinh dưỡng, nồng độ là 600-800ppm
  • Khi cây trưởng thành, 3 – 5 ngày cần bổ sung dinh dưỡng, nồng độ là 800-1000ppm.

Vì vốn là cây rau phát triển rất nhanh nên việc cắt tỉa cho cải ngồng cũng giúp chúng phát triển hơn, nhiều bẹ lá hơn. Bắt đầu tỉa sau khi cây có từ 4 – 5 lá con, nó vào khoảng hơn 20 ngày tuổi. Đồng thời tiến hành loại bỏ các cây bị bệnh.

Bước 5: Thu hoạch

Bạn có thể thu hoạch sau 35-40 ngày chăm sóc. Nên tỉa theo từng khóm và bảo quản trong tủ lạnh để tiến hành gieo trồng vụ mới.

Rau cải ngồng trưởng thành đã có thể thu hoạch

Rau cải ngồng trưởng thành đã có thể thu hoạch

Lợi ích của việc trồng rau cải ngồng bằng phương pháp thủy canh

Khác với phương pháp trồng đất, phương pháp trồng rau cải ngồng đem lại rất nhiều ưu điểm, mà trong đó phải kể đến tính tiện lợi và sạch. Cụ thể như sau:

  • Không cần nhiều diện tích vẫn trồng được nhiều rau thủy canh
  • Không mất nhiều thời gian để chăm bón cho vườn rau thủy canh: hệ thống sẽ đảm bảo rằng cây luôn được cấp ẩm nên bạn không cần phải tưới nước mỗi ngày.
  • Không cần sử dụng đất
  • Dễ dàng thích nghi với điều kiện trồng
  • Năng suất cao do kiểm soát tốt nguồn dinh dưỡng cây được tiếp nhận
  • Rau sạch tuyệt đối, giàu dinh dưỡng
  • Tiết kiệm nước
  • Thân thiện với môi trường
  • Hạn chế được rất nhiều tình trạng cỏ mọc tranh chất dinh dưỡng của cây
  • Cây ít bị sâu bệnh

Các loại bệnh thường gặp ở rau cải ngồng

Trồng rau cải ngồng bằng phương pháp thủy canh thường giảm thiểu đến tối đa các bệnh trên rau cải ngồng. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết về một số bệnh thường gặp ở rau cải ngồng như sau:

  • Bệnh đốm lá trên rau cải ngồng
  • Bệnh vàng lá ở rau cải ngồng
  • Bệnh thối nhũn trên rau cải ngồng
  • Bệnh rau cải ngồng bị cháy lá
  • Sâu bệnh hại rau cải ngồng
  • Bệnh rau cải ngồng bị xoăn lá

Để phòng chống những căn bệnh này, quá trình trồng chúng ta cần lưu ý:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây
  • Kiểm soát tốt tình trạng mưa nhiều làm phát sinh bệnh. Vào các mùa mưa nhiều nên có các biện pháp che chắn hoặc làm giàn che.
  • Loại bỏ các cây bị bệnh và sâu bệnh hại để tránh lây lan.

Thành phần dinh dưỡng có trong cải ngồng

Theo số liệu tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khoẻ, thì trong 100gr rau cải ngồng chứa khoảng 11 calo. Ngoài ra rau cải ngồng còn bao gồm các hàm lượng dinh dưỡng sau:

  • Tinh bột: 1.91gr
  • Chất đạm (Protein) : 1.32gr
  • Vitamin A: 196mcg
  • Vitamin C: 39.5mg
  • Chất béo: 0.18gr
  • Canxi: 92mg
  • Kali: 221mg

Không chỉ vậy, cải ngồng còn chứa Beta-carotene – một chất rất tốt cho cơ thể và các khoáng chất như canxi, sắt, magie, natri, kali, folate, chất xơ…

Các món ăn ngon từ cải ngồng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, toàn bộ phần thân cải ngồng là nơi chứa nhiều vitamin nhất, nơi tập trung mọi tinh hoa của loại rau này nên bạn cần chú ý sử dụng phần thân hiệu quả nhé.

Cải ngồng có vị ngọt, tính mát thích hợp chế biến các món ăn giải nhiệt ngày hè. Cải ngồng có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như: Cải ngồng xào tỏi, cải ngồng xào nấm, cải ngồng xào thịt bò, cải ngồng xào cồi sò điệp…

Món rau cải ngồng luộc rất quen thuộc trong các bữa cơm của người Việt

Món rau cải ngồng luộc rất quen thuộc trong các bữa cơm của người Việt

Ngày nay khi mọi người dần chú trọng nhiều hơn đến những thực phẩm sạch thì trồng rau bằng phương pháp thủy canh là một lựa chọn hoàn hảo. Bạn sẽ không cần phải ra chợ mua rau và đau đầu lo lắng về nguồn gốc sản phẩm nữa vì ngay trên sân thượng nhà mình đã có một vườn rau xinh đẹp và rất an toàn. Nếu bạn cũng muốn sở hữu một giàn thủy canh như ý, bạn có thể liên hệ ngay với Lisado. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn về mô hình giàn, vị trí đặt giàn và tiến hành thi công lắp đặt trọn gói. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline: 0987.857.614 – 097.157.8366.

Rate this post

Menu chính