Dầu dừa - Thành phần, lợi ích, cách chế biến và bảo quản

Dầu dừa – Thành phần, lợi ích, cách chế biến và bảo quản

Trong những năm gần đây, các chị em phụ nữ rất ưa chuộng dầu dừa trong việc làm đẹp da, mượt tóc, dài mi… đặc biệt là công dụng chống rạn da ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên còn rất nhiều những điều bất ngờ khác bạn chưa biết về loại tinh dầu thiên nhiên có giá bán rất bình dân này.

1. Các chất dinh dưỡng có trong dầu dừa

Dầu dừa (Coconut Oil) là một nguồn cung cấp tuyệt vời các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp.

Dầu dừa - Thành phần, lợi ích, cách chế biến và bảo quản

Dầu dừa là trên 90% chất béo bão hòa và có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa và nó giúp cơ thể hấp thu các chất khoáng khác.

Dầu dừa còn cung cấp các thành phần hỗ trợ trong việc điều trị bệnh tim, cao huyết áp, thận, tiểu đường và ung thư, đồng thời giúp cải thiện chất lượng của xương.

Thành phần trong dầu dừa bao gồm phần lớn là các axit béo chuỗi trung bình (MCFAs), đã được chứng minh là có nhiều lợi ích sức khỏe.

1.1. Axit béo chuỗi ngắn và trung bình (MCFAs)

Hầu hết các chất béo chúng ta tiêu thụ là các axit béo chuỗi dài mà phải được chia nhỏ trước khi chúng có thể được hấp thụ.

Dầu dừa chứa nhiều axit béo chuỗi ngắn và trung bình, trong đó có thể dễ dàng tiêu hóa và gửi ngay đến gan để sản xuất năng lượng.

Bởi vì MCFAs được gửi ngay đến gan cho tiêu hóa, không có mật hoặc tụy enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa, làm cho dầu dừa là một thực phẩm lành mạnh ngay cả đối với những người có bệnh tiểu đường hoặc những người có vấn đề về túi mật.

MCFAs có thể giúp tăng cường sự trao đổi chất vì chúng được gửi trực tiếp đến gan và cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng ngay lập tức. Hầu hết các MCFAs trong dầu dừa là axit lauric có lợi.

1.2. Acid lauric

Dầu dừa là hơn 40% axit lauric. Axit lauric được tìm thấy trong thành phần của sữa mẹ và chuyển đổi thành một chất gọi là monolaurin trong cơ thể. Monolaurin đã được chứng minh là hữu ích trong việc tăng khả năng miễn dịch, chống virus và bệnh tật.

Dầu dừa - Thành phần, lợi ích, cách chế biến và bảo quản

Axit lauric trong dầu dừa kết hợp với dầu oregano, thậm chí đã được tìm thấy có hiệu quả hơn trong việc chống lại các vi khuẩn tụ cầu hơn so với thuốc kháng sinh. Axit lauric cũng đã được chứng minh là phòng ngừa một số bệnh ung thư.

1.3. Vitamin–E, K và các khoáng chất:

Các chất này sẽ giúp tóc & da của bạn khỏe mạnh, cùng với việc giữ hệ thống hữu cơ của bạn hoạt động trơn tru nhờ được cung cấp các khoáng chất có lợi cho cơ thể.

2. Tác dụng của dầu dừa đối với sức khỏe

Dầu dừa từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc để điều trị các vấn đề sức khỏe. Các nhà nghiên cứu phát hiện dầu dừa bao gồm các chất béo bão hòa lành mạnh, axit béo và nhiều dinh dưỡng thiết yếu như canxi, vitamin A, D, magiê…

Dầu dừa có tác dụng rất nhiều đối với sức khỏe của bạn, cụ thể là

2.1. Tăng cường hệ miễn dịch

Dầu dừa chứa các chất kháng khuẩn có khả năng chống lại các vi khuẩn có hại trong cơ thể. Vì vậy, nó giúp tăng cường hệ miễn dịch và kiểm soát nhiễm trùng.

Dầu dừa - Thành phần, lợi ích, cách chế biến và bảo quản

Việc sử dụng dầu dừa vừa phải có thể giúp tăng lượng cholesterol tốt, đồng thời chuyển đổi các cholesterol xấu thành dạng ít độc hại hơn. Đặc biệt, dầu dừa nguyên chất có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch.

2.2. Giúp giảm cân

Theo Boldsky, chỉ cần một thìa dầu dừa có thể giúp đốt cháy chất béo bụng hiệu quả, đồng thời không gây tăng cân, rất thích hợp cho những người đang muốn giảm béo.

Sử dụng dầu dừa chế biến trong bữa ăn sẽ giúp cơ thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất mạnh mẽ trong vòng 24 tiếng. Nó cũng giúp cơ thể thanh lọc chất độc và loại bỏ lớp mỡ thừa.

Bên cạnh đó, các axit béo có trong dầu dừa được chuyển hóa thành xeton giúp ngăn chặn sự thèm ăn hiệu quả.

2.3. Giúp cơ bắp chắc khỏe

Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng không chỉ đốt cháy chất béo, dầu dừa còn giúp xây dựng và tăng cường cơ bắp chắc khỏe.

2.4. Ngăn ngừa sâu răng

Dầu dừa có thể tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong miệng, giúp bạn cải thiện sức khỏe răng miệng, giảm hôi miệng hiệu quả.

Dầu dừa - Thành phần, lợi ích, cách chế biến và bảo quản

Bạn có thể sử dụng dầu dừa làm nước súc miệng hàng ngày. Ngoài ra, kết hợp dầu dừa với baking soda sử dụng làm kem đánh răng hàng ngày sẽ giúp bạn có hàm răng trắng sáng sau thời gian ngắn.

2.5. Cải thiện trí nhớ và chức năng của não bộ

Các chất dinh dưỡng và axit béo trong dầu dừa giúp cải thiện trí nhớ và chức năng tổng thể của não bộ. Nó giúp cung cấp năng lượng cho các tế bào não của bệnh nhân Alzheimer, làm giảm các triệu chứng mất trí nhớ cho họ.

2.6. Điều trị nhiễm trùng nấm men

Các đặc tính kháng nấm và kháng viêm của dầu dừa có thể giúp điều trị nhiễm trùng nấm men hiệu quả. Ngoài ra, nó chứa lượng protein dồi dào, kiểm soát bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.

3. Công dụng làm đẹp của dầu dừa

3.1. Chống rạn da cho phụ nữ mang thai

Nhắc đến các phương pháp chống rạn da cho bà bầu không thể không kể tên dầu dừa. Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, vừa chống lão hóa vừa tăng cường độ co giãn của làn da, nhờ vậy có thể giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế sự xuất hiện của vết rạn.

Từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, phụ nữ mang bầu có thể massage các vùng dễ bị rạn da như ngực, bụng, mông, đùi với dầu dừa. Nên thoa dầu dừa ngày 2 lần sáng và tối.

Cách thực hiện: Nhỏ vài giọt dầu dừa lên da và massage khoảng 2-3 phút sẽ giúp các vùng da bị rạn săn chắc và sáng mịn rõ rệt. Khi da đủ độ ẩm sẽ co giãn tốt hơn, ít rạn hơn. Công dụng dưỡng ẩm song hành của dầu dừa càng góp phần hạn chế rạn da.

3.2. Trị mụn và làm trắng da

Trong thành phần của dầu dừa có chứa hơn 40% là axit lauric. Chất này có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn, nấm… nhờ đó nhanh chóng làm dịu, làm lành các vết thương thâm mụn, chàm và làm da lên tone nhanh chóng.

Dầu dừa - Thành phần, lợi ích, cách chế biến và bảo quản

Để làm trắng da bằng dầu dừa, bạn cần chuẩn bị 1 thìa cafe dầu dừa nguyên chất, 1/2 thìa cafe muối, 1/2 thìa nước cốt chanh.

Cách làm: Cho dầu dừa vào chén, rồi cho chanh, muối vào, khuấy đều tay cho đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất.

Khi sử dụng, bạn hãy rửa sạch mặt với nước ấm để loại bỏ hết bụi bẩn và lỗ chân lông được giãn nở. Lấy hỗn hợp vừa thu được thoa lên đều lên mặt rồi lấy tay massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thấm sâu.

Lưu lại hỗn hợp trên mặt chừng 20 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước lạnh. Cuối cùng, bạn nên dùng chút nước hoa hồng hoặc chà bằng đá lạnh để lỗ chân lông thu nhỏ lại.

3.3. Làm chậm quá trình lão hóa da

Dầu dừa chứa nhiều axit béo thiết yếu và các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ nếp nhăn, ngăn ngừa sự lão hóa da. Chúng cũng giúp dưỡng ẩm làn da, giữ da của bạn luôn mịn màng, săn chắc.

3.4. Làm hồng môi

Trong dầu dừa chứa nhiều vitamin A, E và dưỡng chất làm đẹp nuôi dưỡng cho đôi môi hồng hào, mềm mịn hơn.

Dầu dừa - Thành phần, lợi ích, cách chế biến và bảo quản

Bạn cần chuẩn bị: 3 thìa mật ong, 2 thìa dầu dừa, 2 thìa đường nâu, thìa đong, hũ và bát thủy tinh chịu nhiệt

Cách làm: Trộn mật ong và dầu dừa vào bát thủy tinh, bỏ vào lò vi sóng quay hoặc hấp cách thủy để dầu dừa và mật ong hòa tan thành dung dịch đồng nhất.

Bỏ 2 thìa đường nâu vào hỗn hợp trên rồi khuấy đều tay đến khi thu được hỗn hợp dạng sền sệt. Đổ hỗn hợp vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách sử dụng: Trước khi đi ngủ, vệ sinh sạch sẽ môi bằng nước ấm, để loại bỏ bụi bẩn, thức ăn còn vương lại. Thoa đều hỗn hợp lên môi, dùng tay massage nhẹ nhàng và lưu lại hỗn hợp qua đêm.

3.5. Làm trắng răng, diệt sạch hôi miệng

Nghe có vẻ lạ nhưng dầu dừa có khả năng làm trắng răng và đánh bay “rau mùi”. Mỗi sáng bạn lấy khoảng 30ml dầu dừa, súc miệng chừng 10 phút mỗi sáng bao nhiêu vi khuẩn có hại trong khoang miệng đều bị diệt sạch.

Sau khi súc miệng xong bạn vẫn dùng kem đánh răng và đánh như bình thường.

3.6. Dưỡng tóc với dầu dừa

Không chỉ có tác dụng kích thích tóc mọc nhanh, dầu dừa còn có khả năng làm cho mái tóc mềm mượt, óng ả.

Bạn chỉ cần làm ướt tóc rồi lấy 1 chén dầu dừa, thoa đều lên tóc và da đầu từ gốc đến ngọn, để yên 10-15 phút rồi gội sạch như bình thường.

3.7. Triệt lông chân tay

Nhiều bạn nữ tự ti về lông chân tay trên cơ thể mình, đã nghĩ ra hình thức đơn giản nhất là “cạo” chúng đi. Nhưng việc cạo lông chân tay sẽ khiến cho lông mọc lên đen và cứng hơn và bạn phải duy trì việc cạo liên tục mỗi ngay.

Dầu dừa - Thành phần, lợi ích, cách chế biến và bảo quản

Hãy thoa dầu dừa lên da sau đó mới cạo, lông và da sẽ mềm hơn. Khi đó, việc cạo lông chân sẽ dễ dàng và không làm kích ứng da.

3.8. Dưỡng ẩm cho da

Dầu dừa có công dụng dưỡng ẩm, đặc biệt trong thời tiết hanh khô, bạn có thể dùng dầu dừa để thay thế kem dưỡng ẩm. Thoa dầu dừa lên da sau khi tắm, lúc da bạn còn ẩm, sẽ làm giảm sẹo thâm và trẻ hóa da.

Dầu dừa cũng có công dụng loại sạch bụi bẩn và bã nhờn làm tắc lỗ chân lông nữa đấy! Hãy bắt đầu với 1 lượng nhỏ, thoa lên toàn bộ khuôn mặt, thậm chí cả môi nếu bạn bị khô và nứt môi.

3.9. Tẩy trang

Dầu dừa cũng có thể thay thế bông tẩy trang rất tốt. Bạn chỉ cần thoa đều dầu dừa lên mặt, massage kỹ rồi rửa lại với nước. Da mặt bạn sẽ vừa sạch lớp trang điểm vừa mềm mại mịn màng lên mỗi ngày.

3.10. Chữa nấm móng chân tay

Dầu dừa có chứa các axit béo có thể len lỏi vào màng tế bào của nấm và làm tan rã nó. Bạn chỉ cần bôi dầu dừa lên móng sau đó đi găng tay hoặc tất để qua đêm. Lặp lại mỗi ngày để có kết quả thấy được sau 1 tuần.

4. Các món ngon với dầu dừa

Bên cạnh những công dụng tốt cho sức khỏe bạn có thể chế biến thêm những món ăn uống từ dầu dừa tuyệt ngon dưới đây.

Cà phê nóng pha với dầu dừa và sữa đặc

Với cách pha chế này cà phê sẽ có hương vị thơm ngon đặc biệt. Đặc biệt mùi thơm béo ngậy ngọt ngào của dầu dừa sẽ xua tan giá lạnh mùa đông trong chớp mắt.

Pha sữa nóng với dầu dừa

Pha sữa nóng thêm chút dầu dừa để uống nhằm làm tăng hương vị của ly sữa của là cách thưởng thức đồ uống tuyệt vời.

Sữa nóng với dầu dừa

Thêm vào sinh tố hoặc cocktail

Nếu bạn mê sinh tố hoặc cocktail hoàn toàn có thể cho thêm 1 thìa dầu dừa khi xay hoa quả để tạo ra một mùi vị riêng biệt và làm tăng cảm xúc khi bạn hưởng thụ mùi vị của thiên nhiên trong món đồ uống yêu thích của mình.

Kết hợp cùng sữa chua

Thêm chút dầu dừa vào sữa chua và để cho nó đông cứng trong tủ lạnh sau đó xúc thìa sữa chua có lẫn đầu dừa để nó tan từ từ và tỏa mùi thơm ngát trong miệng là trải nghiệm rất tuyệt vời.

Trộn cùng salad

Bên cạnh kết hợp dầu dừa với các loại đồ uống và tráng miệng bạn có thể dùng dầu dừa trộn salad để mang lại hương vị mới lạ cho món ăn.

Tăng hương vị cho món bánh chuối chiên

Vì dầu có mùi thơm rất đặc biệt, có thể át cả món ăn nên dầu thích hợp nhất khi kết hợp với các loại bánh. Trong đó, dùng dầu để chiên bánh, trong đó có bánh chuối bột là ngon nhất.

Dầu dừa tăng hương vị cho món bánh chuối chiên

Khi này, dầu dừa sẽ dậy mùi thơm, quyện cùng mùi thơm của chuối, làm miếng chuối càng giòn, càng thơm và càng đượm, khác xa với việc dùng dầu ăn để chiên.

Dùng cho việc chiên xào hàng ngày

Đặc biệt dầu dừa là loại dầu không thay đổi và không sinh ra độc tố khi gặp nhiệt độ cao, nên hoàn toàn có thể dùng dầu dừa xào nấu món ăn. Ảnh: Món ngon mỗi ngày.

Thích hợp cho các món chay

Bên cạnh đó, với những người ăn chay, họ cũng khá thích dùng dầu dừa để xào nấu. Những món ăn dùng dầu dừa có được mùi thơm mà dầu ăn không có được.

Bên cạnh đó, người ăn chay cũng tin rằng, dầu dừa có tính chất “chay tịnh” hơn dầu ăn.

5. Một số cách tự làm dầu dừa tại nhà

Dầu dừa có rất nhiều công dụng, nhưng bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà khá đơn giản. Dưới đây là 3 cách làm dầu dừa đơn giản mà mẹ có thể tự tay thực hiện tại nhà:

5.1. Dầu dừa làm từ dừa tươi

Nguyên liệu: 2 trái dừa bánh tẻ

Thực hiện: Tách đôi quả dừa. Dùng muỗng cứng cạo phần thịt dừa ra khỏi vỏ.

Dùng dao sắc thái phần cùi dừa thành từng miếng nhỏ.

Cho phần thịt dừa vào máy xay sinh tố. Thêm một chút nước, xay cho đến khi phần thịt dừa nát ra thành một hỗn hợp đặc sánh. Lọc bằng vải hoặc rây để loại bỏ bã, lấy phần nước cốt dừa. Sau đó cho nước cốt vào lọ hoặc chai.

Cho nước cốt dừa vào ngăn mát trong vòng 24 giờ. Sau đó bạn sẽ thấy sữa dừa và dầu dừa sẽ tách thành 2 lớp. Lớp sữa đông nổi lên trên và dầu dừa ở phía dưới.

Dùng muỗng múc phần dừa đông ra, dầu dừa sẽ còn lại trong bình. Vậy là bạn đã hoàn thành xong món dầu dừa.

Cách làm dầu dừa từ dừa tươi

5.2. Sử dụng dừa khô làm dầu dừa

Nguyên liệu: 1kg dừa khô nạo sẵn

Thực hiện: Cho dừa khô vào máy ép trái cây để tách dầu và kem ra khỏi sợi dừa. Lặp lại bước đầu tiên nhiều lần để lọc bỏ hết bã dừa.

Cho nước cốt dừa thu được vào lọ thủy tinh và để ở nơi ấm hoặc nóng trong vòng 24 giờ. Sau đó sẽ thấy dầu dừa nổi lên trên bề mặt, còn phần kem chìm xuống dưới.

Mẹ có thể mua dừa khô nạo sẵn hoặc tự làm dừa khô bằng cách mua dừa tươi về, nạo ra, cắt thành miếng nhỏ và làm khô bằng lò nướng ở nhiệt độ vừa phải.

5.3. Làm dầu dừa từ phương pháp đun nóng

Nguyên liệu: 1 trái dừa già

Thực hiện: Tách phần thịt dừa và nước dừa. Thịt dừa cắt nhỏ.

Đun nóng nước dừa cho đến khi nước bắt đầu bốc khói. Tắt bếp, cho cùi dừa vào hỗn hợp nước dừa vừa đun. Sau đó cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố và xay đều hỗn hợp này. Lọc lấy phần nước cốt dừa, loại bỏ bã.

Cho nước cốt dừa vào nồi và đun lửa nhỏ. Lưu ý đảo đều  tay hỗn hợp này cho đến khi phần bã cô lại, chuyển sang màu vàng sẽ thu được dầu dừa nguyên chất.

6. Cách bảo quản dầu dừa sử dụng được lâu nhất

Dầu dừa khá dễ bảo quản và tuổi thọ của dầu dừa có thể là vài tháng, hoặc thậm chí là vài năm phụ thuộc vào chất lượng sản xuất dầu dừa cũng như cách bảo quản của người sử dụng.

Cách bảo quản dầu dừa sử dụng được lâu nhất

Trong tinh dầu dừa có chứa chất ABctb với tính năng kháng vi sinh vật rất mạnh, đặc biệt có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn hay nấm mốc.

Bởi vậy, dầu dừa tinh khiết, bản thân nó rất khó bị tấn công bởi vi khuẩn bên ngoài. Các bước bảo quản dầu dừa nguyên chất chi tiết hiệu quả.

6.1. Chọn chai lọ đựng

Cách bảo quản dầu dừa tốt nhất chính là đựng trong chai thủy tinh kín, màu tối giúp dầu dừa không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời.

Bạn không dùng hộp, chai lọ bằng kim loại vì có thể khiến dầu dừa có mùi vị khó chịu không mong muốn.

Cũng nên tránh sử dụng lọ nhựa, nếu sử dụng thì nên kiểm tra xem lọ/hũ đó có chứa Bisphenol A (BPA) hay không, bởi đây là một chất độc hại có tác dụng làm mềm nhựa nhưng lại dê tan trong dầu dừa.

6.2. Chọn nơi bảo quản

Bảo quản ở nơi khô mát như tủ đựng thức ăn, nơi có nhiệt độ mát như ngăn mát tủ lạnh. Duy trì trạng thái này, bạn có thể giữ nguyên chất lượng dầu dừa đến vài năm.

Khi để ở trong ngăn mát tủ lạnh, do duy trì nhiệt độ dưới 25 độ C, dầu dừa sẽ đông lại (trông như xốp) nhưng không làm thay đổi chất lượng của dầu dừa.

Mỗi khi sử dụng, bạn có thể lấy một ít ra chén hoặc lòng bàn tay. Ở nhiệt độ thường, dầu dừa sẽ nhanh chóng tan chảy ra và bạn có thể sử dụng bình thường.

7. Những điều cần tránh khi bảo quản dầu dừa

  • Không nên thay đổi nhiệt độ liên tục từ nóng sang lạnh và lạp lại khiến dầu dừa nhanh bị hư hỏng.
  • Không để dầu dừa ở gác mái, garage, phòng tắm, nơi có nhiệt độ giao động cao.
  • Tránh để dầu dừa trong ngăn đá bởi như vậy dầu sẽ đông cứng. Mỗi lần sử dụng bạn lại phải rã đông rồi lại làm đông, làm ảnh hưởng đến chất lượng của dầu dừa. Nhiệt độ tối ưu để bảo quan sẽ vào khoảng 1 – 8 °C
  • Tránh đựng dầu dừa trong những lọ cổ cao, miệng bé để thuận tiện hơn trong việc sử dụng và bảo quản.

Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.

Menu chính