Hướng dẫn trồng dưa lưới trên ruộng đạt năng suất cao

Hướng dẫn cách trồng dưa lưới dưới đất đạt năng suất cao

Dưa lưới và loại cây tương đối dễ trồng và chăm sóc mà đem lại giá trị kinh tế cao. Bài viết dưới đây Lisado sẽ hướng dẫn đến bạn đọc cách trồng dưa lưới dưới đất đạt năng suất cao.

Chuẩn bị đất trồng dưa lưới

Dưa lưới là loại cây phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, độ ẩm khoảng 75 – 80%.

Thời vụ gieo trồng tốt nhất cho loại cây này là từ tháng 2 – 3 và thu hoạch khoảng tháng 5 – 6, sau đó bạn có thể trồng liên tiếp cho đến tháng 9-10 trong năm.

Dưa lưới thích hợp trồng trên loại đất có nhiều chất dinh dưỡng, có độ tơi xốp và thoát nước tốt.

Đất trồng dưa lưới phải cao ráo, gần nguồn nước tưới tiêu, ít nhiễm phèn, mặn, độ pH = 5 – 7, độ mặn dưới 2 phần nghìn, thoát nước tốt trong mùa mưa. Đất được cày/cuốc phơi ải 7 – 10 ngày kết hợp rải vôi 30 – 50 kg/1.000 m2 và dọn sạch cỏ dại. Đất được lên luống tùy theo mùa vụ, địa hình, cao 20 – 40cm, rộng 0,8 – 1,2 m, giữa hai luống có rãnh rộng 30 – 40 cm.

Để hạn chế cỏ và sâu bệnh ảnh hưởng đến cây dưa lưới bạn có thể phủ nilon trên luống sau khi lên luống xong.

cách trồng dưa lưới dưới đất

Làm luống trồng dưa lưới trên ruộng

Cách ươm hạt giống dưa lưới

Trước khi trồng bạn cần trải qua công đoạn ươm hạt nhằm đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho cây con phát triển.

Đem hạt giống ngâm trong nước có nhiệt độ 28 – 32 độ C khoảng 2 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm (khăn vải xô mềm thoát nước tốt) khoảng 4 – 6 giờ.

Bạn đem hạt giống đã ủ vào gieo trong khay ươm đã rải sẵn giá thể, mỗi lỗ 1 hạt, nên gieo vào lúc chiều mát, khay ươm đã gieo nên được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, che chắn kỹ càng để tránh mưa xối hoặc côn trùng vào tấn công.

Lưu ý phần giá thể này bạn có thể tự trộn theo công thức phân chuồng, mụn xơ dừa và tro trấu, được pha với nhau theo tỉ lệ 70% mụn xơ dừa + 20% phân chuồng + 10% tro trấu.

cách trồng dưa lưới dưới đất

Cây dưa lưới bắt đầu ra lá thật

Ươm trong khoảng từ 10-15 ngày, nên tưới nước đều đặn cho cây từ lúc nảy mầm đến khi ra lá thật. Sau khi cây ra khoảng 2 lá thật là đã có thể bắt đầu trồng cây.

Cách trồng dưa lưới dưới đất

Tìm hiểu cách trồng dưa lưới dưới đất

Khi cây ra 2 -3 lá thật bạn bắt đầu đánh cây ra ruộng trồng.

Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa lê con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu.

cách trồng dưa lưới dưới đất

Trồng cây dưa lưới trên luống

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức.

Cây cần được tưới nước ngay sau khi trồng, nước tưới cây dưa lưới nên là nước giếng khoan, nước sông suối, không nên dùng nước máy vì có hàm lượng Clo, Sulphur cao, lượng nước tưới cho mỗi cây vừa phải, đều đặn mỗi ngày 2 lần, nên giảm tưới vào những ngày mưa nhiều, độ ẩm cao để hạn chế nguồn bệnh bùng phát.

Tìm hiểu thêm: Chuyển giao công nghệ trồng dưa lưới tại Farm Nông sản sạch Lục Ngạn, Bắc Giang

Cách chăm sóc dưa lưới trên đất

Khi cây dưa lưới ra được 5 lá cần làm giàn leo cho chúng có điểm tựa để phát triển. Giàn leo có thể tận dụng nhiều loại vật liệu khác nhau từ cọc tre đến cọc gỗ cao từ 1 – 1,5m, dùng dây nilon để cố định cây lại định hình cho cây phát triển.

Đến khi cây dưa lưới ra được 8 lá thật cần tiến hành bấm ngọn, việc này cần thực hiện bắt đầu từ những lá già ở gốc, sau đó đến bấm bỏ ngọn để ra ngọn nách, điều này giúp cho cây ra hoa sai hơn và tập trung chất dinh dưỡng đậu trái ngọt, bạn nên nhớ giữ lại 1 hoa cái và 1 lá nách gần hoa cái nhất để tiến hành thụ phấn nhé.

Thông thường quá trình thụ phấn ngoài ruộng thường được thụ phấn bằng ong mật tuy nhiên để hỗ trợ tối đa quá trình thụ phấn bạn có thể thụ phấn thủ công bằng tay, điều này sẽ giúp tỷ lệ đậu trái cao, tăng năng suất cây ở mức tối đa.

Khi cây ra hoa, dù cây đậu nhiều quả nhưng bạn chỉ nên giữ lại một vài quả bạn ưng ý nhất nếu tốt nhất vẫn nên chỉ giữ lại một quả, việc làm này sẽ giúp cây dồn hết chất dinh dưỡng vào 1 quả  từ đó cho trái dưa lưới to, ngon, ngọt hơn nhiều so với nuôi nhiều quả.

cách trồng dưa lưới dưới đất

Để số lượng dưa lưới vừa phải giúp tăng chất lượng quả

Ở thời điểm đậu quả, cây rất dễ bị tấn công bởi sâu và nấm bệnh, bạn cần phải chú ý và thường xuyên bón phân cho cây, giảm lượng nước tưới, đảm bảo cho trái dưa lưới lớn nhanh và chất lượng nhất.

Thường xuyên theo dõi cây để phát hiện kịp thời tình trạng sâu bệnh từ đó có biện pháp kịp thời tránh ảnh hưởng đến cả ruộng khiến năng suất và chất lượng quả giảm.

Blog liên quan: Cách chế biến salad dưa lưới vừa ngon lại tốt cho sức khỏe

Thu hoạch dưa lưới

Sau khi thụ quả khoảng tầm 1 tháng là dưa có thể bắt đầu thu hoạch được. Dưa lưới khi chín sẽ có gân trắng mọc dày đặc, cân nặng mỗi quả từ 2 – 4kg, quả tròn, cuống nứt và rời ra.

cách trồng dưa lưới dưới đất

Dưa lưới chín nứt cuống

Tuy nhiên đối với bà con nông dân trồng dưa nên thu hoạch dưa khi vừa chín tới tránh để bảo quản và vận chuyển đến tay người tiêu dùng chín là vừa, tránh để dưa quá chín trên cây mới thu hoạch sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dưa do quá trình vận chuyển.

Dưa lưới là loại quả có vị ngọt giòn vừa phải, thanh mát và cực kỳ phù hợp dùng để giải nhiệt cho ngày hè nóng nực. Hy vọng những kiến thức trên Lisado cung cấp trang bị cho bạn đọc thêm kiến thức hữu ích để canh tác loại quả có giá trị kinh tế này.

Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.

Tìm hiểu thêm: Cách làm bánh dưa lưới đơn giản tại nhà

ĐK khảo sát dự án dưa lưới
Tư vấn, báo giá nhà màng trồng dưa lưới

Menu chính