Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH trong thủy canh

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH trong thủy canh

Để có được hệ thống thủy canh khỏe mạnh, bạn cần phải theo dõi các chỉ số như pH. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ pH trong thủy canh.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH trong thủy canh

Một trong nhiều yếu tố cần thiết để tạo ra một khu vườn thủy canh phát triển khỏe mạnh là độ pH cân bằng. Có thể bạn đã biết, pH là thước đo tính axit/ kiềm của môi trường (đất, chất lỏng hoặc bất kỳ chất nào khác).

Nó dao động từ 0-14, với 0 là điểm có tính axit cao nhất và 14 là điểm có tính kiềm cao nhất. Cây trồng đòi hỏi một môi trường cân bằng để đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển thích hợp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn một số yếu tố phổ biến nhất ảnh hưởng đến độ pH trong một hệ thống thuỷ canh.

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ pH trong dung dịch thủy canh

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ thống thủy canh

1. Nước

Những người làm thủy canh nghiệp dư đều có chung một suy nghĩ rằng tất cả các loại nước đều giống nhau; do đó, họ sử dụng nước trực tiếp từ vòi cho hệ thống thuỷ canh của mình. Thật không may, nước máy có chứa hóa chất, khoáng chất và các tạp chất khác sẽ làm thay đổi độ pH của hệ thống thuỷ canh. Việc sử dụng nước máy có thể làm giảm hoặc tăng độ pH tùy thuộc vào các chất cụ thể có trong nước.

Bạn có thể giảm tác động của nước đến mức độ pH của hệ thống bằng cách sử dụng nước cất thay vì nước máy. Nước cất đi qua một quá trình bay hơi, về cơ bản giúp tách nước khỏi các tạp chất, cho bạn nguồn nước sạch. Một lựa chọn khác là lắp đặt bộ lọc nước thẩm thấu ngược (RO) trong hệ thống của bạn.

2. Các cây trồng đã chết

Một yếu tố khác gây ảnh hưởng đến mức độ pH của hệ thống thủy canh là các cây trồng chết hoặc héo úa. Việc vẫn để các cây đã chết duy trì rễ trong hệ thống của bạn có thể gây tác động tiêu cực đến các cây trồng xung quanh do chúng làm tăng hoặc giảm độ pH vượt quá phạm vi.

Đây là lý do tại sao điều quan trọng đối với những người làm vườn là phải liên tục theo dõi các cây trồng trong hệ thống thủy canh của họ để xem có bất kì dấu hiệu tàn úa nào hay không. Các cây trồng bị héo úa ít có thể được tỉa cành, nhưng bạn cần loại bỏ các cây đã bị tàn úa nghiêm trọng để bảo vệ toàn bộ khu vườn của mình.

Cây trồng đã chết ảnh hưởng đến độ pH

3. Phân bón dạng lỏng

Yếu tố thứ ba có ảnh hưởng đến độ pH của hệ thống thuỷ canh là phân bón dạng lỏng. Mỗi khi bạn bổ sung các chất dinh dưỡng vào hệ thống thuỷ canh, một số các khoáng chất được hấp thụ bởi cây trồng trong khi có những khoáng chất khác bị tồn đọng lại trong nước. Các chất dinh dưỡng còn lại này có thể làm biến động mức pH của hệ thống.

Xem thêm

Độ pH trong dung dịch thủy canh là gì

Vai trò của pH trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh

Việc kiểm tra độ pH của hệ thống thủy canh là một quá trình nhanh chóng và dễ dàng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng dải quỳ thử dùng một lần hoặc một máy đo  điện tử có thể tái sử dụng. Cho dù bạn thích phương pháp nào hơn, cũng hãy cố gắng tạo thói quen kiểm tra độ pH ít nhất vài ngày một lần.

Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm, vật tư nông nghiệp, hãy tới với Lisado. Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, Lisado cung cấp vật tư nông nghiệp chính hãng cùng các dịch vụ thi công nhà kính trồng rau, nhà màng, nhà lưới nông nghiệp trọn gói với việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất đem lại nhiều giá trị quan trọng đối với bà con nông dân.

Tham khảo thêm dinh dưỡng thủy canh Grow Master đậm đặc cho rau ăn lá

[ux_products cat=”125″]

4.2/5 - (5 bình chọn)

Menu chính