Cách bón phân cho dưa lưới đạt năng suất cao

Pha dinh dưỡng cho dưa lưới đạt năng suất cao

Không phải ai cũng nắm rõ kỹ thuật bón phân cho cây nhằm đạt năng suất và chất lượng cao nhất. Bài viết dưới đây của Lisado sẽ đem đến bạn đọc kiến thức về pha dinh dưỡng cho dưa lưới đạt năng suất cao

Đặc tính sinh trưởng của dưa lưới

Dưa lưới thuộc họ Bầu bí là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao.

Đây là giống cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt đới, thời tiết nắng nóng như ở Việt Nam, chính vì thế mà dưa lưới Việt Nam trở thành một nông sản xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao. Dưa lưới có thời gian sinh trưởng ngắn, một năm có thể trồng được nhiều vụ trong năm và cho năng suất khá cao.

Thời gian từ khi gieo hạt đến lúc thu hoạch tùy theo từng giống dưa. Trung bình sẽ mất 70 – 80 ngày kể từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch.

pha dinh dưỡng cho dưa lưới

Dưa lưới ruột vàng

Dưa lưới là loại thực phẩm chứa ít carbs với 90% là  nước và có vị ngon ngọt như một quả dưa hấu. Lượng chất lỏng cao mang lại cho dưa lưới điểm số tải trọng đường huyết thấp là 4. Điều đó có nghĩa là cơ thể bạn tiêu hóa nó chậm và nó sẽ không làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến. Vì vậy, nó là một lựa chọn tuyệt vời cho những người bị bệnh tiểu đường .

Dưa đỏ chứa nhiều chất điện giải thúc đẩy quá trình hydrat hóa trong cơ thể bạn. Những khoáng chất này cân bằng chất lỏng cơ thể trong cơ thể của bạn và giữ cho nó hoạt động bình thường. Điều đó giúp bạn luôn đủ nước và tràn đầy năng lượng.

Đặc biệt dưa lưới có thể giúp chống lại nhiều loại bệnh từ tim mạch, tiểu đường, huyết áp cho đến các bệnh về mắt. Trong dưa vàng cũng chứa nhiều các hợp chất chống viêm cùng các chất chống oxy hóa với hàm lượng cao chống lại quá trình hình thành tế bào ung thư từ các gốc tự do.

Ngoài ra các vitamin và khoáng chất có trong chúng hỗ trợ tái tạo và phục hồi cấu trúc da, tóc giúp chúng trở nên khỏe mạnh và tươi trẻ.

Lượng chất xơ dồi dào trong dưa lưới cũng hỗ trợ rất nhiều cho quá trình tiêu hóa của mỗi người.

Do đó hãy đưa ngay dưa lưới vào thực đơn của gia đình bạn một cách hợp lý nhất nhằm nhận được những lợi ích đáng kể về sức khỏe từ loại quả này.

Nên trồng dưa lưới vào mùa nào?

Thời vụ trồng dưa lưới thường vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm. Tuy nhiên thời gian lý tưởng nhất vẫn là 2 thời điểm sau: Tháng 2-3 và thu hoạch vào cuối tháng 4 hoặc sang tháng 5. Tháng 8, 9 dương lịch và thời điểm thu hoạch là vào tháng 11-12.

Cách pha dinh dưỡng cho dưa lưới đạt năng suất cao

Bón lót cho dưa lưới

Bón lót là quá trình cung cấp nguồn thức ăn cho cây trước khi gieo trồng giúp cho những hợp chất khó phân hủy có đủ thời gian để tan rã, tạo điều kiện cho rễ cây trong quá trình sinh trưởng có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất tạo nền móng vững chắc cho cây phát triển.

Đối với dưa lưới, mỗi ha dùng khoảng 10 tấn phân hữu cơ + 100kg urê + 250kg super lân + 50kg KCl trộn đều cho quá trình bón lót.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng mỗi sào 4 – 5 tạ phân hữu cơ đã ủ mục lót sâu xuống dưới, 8 – 10kg phân phức hợp NPK 16 – 16 – 8 – 13S, lấp đất đánh phẳng luống, có điều kiện phủ màng nông nghiệp chuyên dụng, mặt đen xuống dưới, mặt trắng lên trên và đặt cây theo hướng lá dọc theo luống và mặt bầu ngang bằng mặt luống.

Bón thúc cho dưa lưới

Dưa lưới sau khi trồng khoảng 3 – 4 ngày tưới dặm bằng nước giải ngâm lân pha loãng hoặc nước ngâm của hạt đậu tương, tưới 2 – 3 lần liên tục để cây có đà sinh trưởng.

Khi dưa có 4 – 5 lá chuẩn bị leo giàn hoặc ngả ngọn bò thì bón thúc bằng cách vén màng phủ gạt nhẹ đất và bón vào mép xa vị trí cây 10 – 15cm, lấp đất phủ lại màng rồi tiến hành cắm giàn.

Cắt tỉa các nhánh phụ gần gốc, chỉ lấy quả ở vị trí cách gốc 70cm trở lên, trồng giàn mỗi dây lấy 1 quả, khi dưa leo gần tới đỉnh giàn thì bấm ngọn và nuôi các nhánh từ vị trí trên quả, nhưng không nên để quá nhiều nhánh khiến quần thể bị che khuất và làm lây lan bệnh.

Nếu trồng cho bò lan mỗi dây có thể lấy trên 2 quả, khi cây ngả ngọn bò bấm luôn ngọn để nuôi 2 nhánh, bấm tất cả các nhánh phụ khác, khi dưa ra hoa cái chọn hoa có đài quả mập, bóng để thụ phấn bổ sung và chọn, tuyển quả, loại bỏ tất cả các quả khác.

Sau khi lấy quả 7 – 10 ngày bón thúc nuôi quả bằng NPK hoặc nếu dây tốt, lá có màu sắc xanh đậm bón mỗi sào 4 – 4,5 kg Kali clorua.

pha dinh dưỡng cho dưa lưới

Dưa lưới bón phân đúng kỹ thuật đem lại năng suất cao

Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.

ĐK khảo sát dự án dưa lưới
Tư vấn, báo giá nhà màng trồng dưa lưới

Menu chính