Cách trồng dưa lưới trong bao tải đơn giản, tiết kiệm tại nhà

Cách trồng dưa lưới trong bao tải đơn giản, tiết kiệm tại nhà

Dưa lưới là một loại quả có kỹ thuật trồng khá đơn giản, với hàm lượng chất dinh dưỡng cao cùng nhiều giá trị đem lại cho sức khỏe. Trong bài viết hôm nay Lisado xin giới thiệu đến bạn cách trồng dưa lưới trong bao tải vừa đơn giản lại tiết kiệm tại nhà.

Trồng dưa lưới vào tháng nào? Thời vị trồng dưa lưới

Dưa lưới là loại cây phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, độ ẩm khoảng 75 – 80%. Trong điều kiện này cây sẽ phát triển mạnh, ít sâu bệnh, sức sống tốt, cho quả to và ngọt. Ngược lại nếu cây phát triển trong điều kiện bất lợi như nóng ẩm, mưa nhiều sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của cây, dễ khiến cây còi cọc, quả nhỏ và nhạt, chất lượng và sản lượng đều giảm.

Thời vụ gieo trồng tốt nhất cho loại cây này là từ tháng 2 – 3 và thu hoạch khoảng tháng 5 – 6, sau đó bạn có thể trồng liên tiếp cho đến tháng 9-10 trong năm. Thời vụ trồng cây còn ảnh hưởng nhiều bởi khí hậu vùng miền và thổ nhưỡng do đó cần nắm bắt kỹ đặc tính của cây để có thể trồng đúng thời điểm đem lại sản lượng cao nhất.

Trồng dưa lưới đúng thời vụ đạt năng suất cao

Trồng dưa lưới đúng thời vụ đạt năng suất cao

Cách trồng dưa lưới trong bao tải: Chuẩn bị đất và bao tải trồng dưa lưới

Dưa lưới thích hợp trồng trên loại đất có nhiều chất dinh dưỡng, có độ tơi xốp và thoát nước tốt.

Khi chuẩn bị đất trồng bạn có 2 phương áp:

  • Sử dụng đất hữu cơ bán sẵn tại các cơ sở vật tư nhằm đảm bảo dinh dưỡng và sạch mầm bệnh.
  • Tự chuẩn bị đất: Bạn có thể chọn loại đất cát pha và thịt nhẹ vì loại đất này có khả năng điều hòa nhiệt độ khá tốt. Trước khi trồng nên loại bỏ sâu bệnh cũng như làm sạch cỏ và đánh tơi đất để chúng có thể thoát nước tốt nhất.
Trồng dưa lưới trong bao tải

Trồng dưa lưới trong bao tải

Bao tải được chọn để trồng phải có kích thước khá lớn khoảng 36x36cm, cung cấp đủ không gian để rễ cây có thể phát triển sau này. Ngoài ra loại bao tải chọn nên có chất lượng tốt, tránh việc bục vỡ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Nếu bao tải thuộc loại chắc, khó thoát nước nên cắt từ 2-3 lỗ nhỏ trên thân hoặc đáy bao giúp cây không bị ngập úng.

Ươm hạt dưa lưới

Hiện nay hạt giống dưa lưới được bày bán tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp tuy nhiên khi lựa chọn giống bạn nên lựa chọn cửa hàng uy tín để mua nhằm đảm bảo chất lượng giống tốt nhất.

Tốt nhất nên chọn loại hạt giống thuần chủng F1 nhằm đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao, quả to và ngọt.

Lưu ý: Khi chọn giống không nên chọn những loại giống lai ghép không rõ nguồn gốc khả năng cao sẽ giảm tỷ lệ nảy mầm, đồng thời sức sống cũng không tốt nên ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng của quả.

Hạt giống sau khi mua về cần phải ngâm và ủ, bạn đem hạt giống ngâm trong nước ấm (28 – 32 độ C) khoảng 2 giờ, sau đó đặt trong khăn ẩm khoảng 24 giờ, và tiến hành ươm để hạt nảy mầm. Bạn đặt mỗi một hạt giống vào 1 bầu ươm nhỏ hoặc khay ươm giống đã chuẩn bị từ trước.

Ươm hạt dưa lưới trong khay

Ươm hạt dưa lưới trong khay

Trồng dưa lưới vào bao tải

Khi cây dưa lưới mọc được 3-5 lá thật bạn chọn những cây to khỏe và cứng cáp đánh ra trồng vào bao tải đã chuẩn bị sẵn từ đầu để cây có môi trường phát triển, thông thường mỗi cây sẽ trồng trong một bao tải riêng tránh trồng với mật độ quá dày khiến cây khó phát triển. Khi trồng xong nên rắc một lớp vôi mỏng phía trên để cây tránh sâu bệnh xâm nhập.

Cây được 3-4 lá thật chuyển sang bao tải

Cây được 3-4 lá thật chuyển sang bao tải

Chăm sóc cây dưa lưới

Tưới nước

Nước là yếu tố quan trọng trong quá trình trồng cây dưa lưới. Khi cây mới trồng sang bao tải nên đảm bảo đất đủ ấm, tưới nước hàng ngày đồng thời bón phân NPK cho cây trồng theo từng thời kỳ để cây phát triển. Cây dưa lưới mới trồng nên được che chắn để tránh mưa gió, bạn cần phải giảm lượng nước tưới khi trời mưa để tránh cây bị ngập úng.

Bấm ngọn và cắt tỉa lá

Đặc tính của cây dưa lưới là ra rất nhiều nách lá, bạn nên ngắt 8- 10 nách lá đầu tiên, phần nách lá tiếp theo không bị ngắt sẽ là hoa cái. Khi nhánh cây mọc dài thì bạn ngắt ngọn để toàn bộ các chất dinh dưỡng tập trung nuôi hoa cái.

Thụ phấn 

Để nhận biết được quả có đậu hay không thì bạn chỉ cần chờ 2 – 3 ngày sau khi hoa nở là được. Nếu hoa cái có dấu hiệu phình to ra thì chứng tỏ quả đã đậu.

Trường hợp nhiều quả cùng đậu 1 lúc/ cây thì bạn nên tỉa bớt, chọn giữ lại từ 2 – 3 quả để cây có thể tập trung dinh dưỡng nuôi quả tốt nhất.

Treo quả

Trọng lượng của quả dưa lưới tương đối nặng nên bạn cần phải treo quả bằng dây hoặc lạt, tránh trường hợp quả nặng làm đứt thân cây.

Thu hoạch dưa lưới

Dưa lưới sau khi thụ quả khoảng 1 tháng có thể thu hoạch được. Khi dưa lưới có gân lưới trắng giăng kín và có màu vàng ngà, mùi thơm là quả chín.

Thu hoạch dưa lưới chín vàng, tươi ngon

Thu hoạch dưa lưới chín vàng, tươi ngon

Khi thu hoạch dưa lưới bạn nên thu hoạch ngay khi quả chín tránh để quả chín quá lâu trên cây dễ gây thối quả.

Lưu ý: Sau khi hái dưa lưới nên bảo quản chúng ở nơi thoáng mát để có thể sử dụng cho các bữa ăn của gia đình.

Trồng dưa lưới không cần áp dụng các kỹ thuật quá khó hay cầu kỳ do đó bạn hoàn toàn có thể tự trồng chúng tại nhà, tận dụng những chiếc bao tải thậm chí những chiếc túi bỏ đi để trồng chúng.

Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.

Tìm hiểu thêm: Chuyển giao công nghệ trồng dưa lưới tại Farm Nông sản sạch Lục Ngạn, Bắc Giang

Rate this post
[martfury_products_list title="Vật tư thiết bị trồng dưa lưới" links_group="%5B%7B%7D%5D" cat="vat-tu-cay-an-qua"]
ĐK khảo sát dự án dưa lưới
Tư vấn, báo giá nhà màng trồng dưa lưới

Menu chính