Dưa lưới xanh hay vàng ngon hơn?

Dưa lưới xanh hay vàng ngon hơn? Cách trồng dưa lưới trong thùng xốp

Nhiều người thắc mắc không biết dưa lưới xanh hay dưa vàng ngon hơn? Làm thế nào để trồng dưa lưới bằng thùng xốp ngay tại sân thượng hay tại nhà mình? Bài viết dưới đây, Lisado sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên nhé!

1. Dưa lưới xanh hay vàng ngon hơn?

Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều chị em nội trợ thắc mắc khi đi mua trái cây ở chợ, cửa hàng và siêu thị. Ai cũng mong muốn mua được loại trái cây ngon, thơm và nhiều giá trị dinh dưỡng nhất cho cả gia đình cùng nhau thưởng thức phải không nào!

Dưa lưới ruột vàng

Dưa lưới ruột xanh và dưa lưới ruột vàng có điểm khác nhau dễ nhận biết nhất đó chính là ruột dưa. Như đúng tên gọi dưa lưới xanh có phần ruột màu xanh ngọc bích còn dưa lưới ruột vàng có phần ruột màu vàng cam.

Về hương vị thì cả 2 loại dưa này đều được người tiêu dùng đánh giá cao bởi có vị ngọt, thơm, ăn vào mát lạnh. Dưa có thể ăn trực tiếp hoặc cũng được sử dụng làm nước ép, sinh tố sữa chua dưa lưới hoặc hoa quả dầm…

Dưa lưới có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người như tốt cho mắt, làm đẹp da, tốt cho thai nhi, bảo vệ tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa…

Dưa lưới ruột xanh khi ăn có vị thanh mát, ăn có vị giòn giòn còn dưa lưới ruột vàng lại mềm, cùi dày và ngọt đậm hơn. Nhìn chung nếu để hỏi dưa lưới xanh hay vàng ngon hơn thì rất khó để đưa ra đáp án chính xác.

Dưa lưới ruột xanh

Mỗi người có khẩu vị khác nhau, sở thích khác nhau nên sẽ có sự lựa chọn cho mình giống dưa phù hợp cho bản thân và gia đình.

2. Cách trồng dưa lưới bằng thùng xốp trên sân thượng hoặc ban công gia đình?

Đối với những gia đình tại thành phố thì hầu như không có khoảng đất ruộng, sân vườn rộng để có thể trồng dưa lưới.

Giải pháp được nhiều gia đình lựa chọn hiện nay đó chính là trồng dưa lưới trong thùng xốp, bố trí thùng xốp ngoài ban công hoặc sân thượng – khu vực có nhiều ánh sáng tự nhiên. Các bước tiến hành trồng dưa lưới trong thùng xốp sẽ được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Khâu chuẩn bị

• Hạt giống: Bạn có thể mua tại các cửa hàng chuyên cung cấp hạt giống hoa quả. Tùy vào sở thích mà bạn mua hạt giống dưa lưới ruột vàng hoặc ruột xanh đều được.

• Đất trồng: Muốn cây sinh trưởng tốt thì đất trồng phải đảm bảo tốt, màu mỡ. Bạn nên chọn đất cát hoặc đất thịt trộn trấu đều được.

• Thùng xốp: Bạn có thể lựa chọn thùng xốp có thể tích 40 lít, với thùng này bạn trồng được từ 1 – 2 cây dưa lưới. Bạn đục 3 – 4 lỗ nhỏ dưới đáy thùng xốp để giúp thoát nước, cây không bị úng nước.

Thùng xốp trồng dưa lưới

• Dung dịch thủy canh, phân bón: Đối với cây dưa lưới khi trồng cần rất nhiều phân để cây có thể phát triển, ra hoa và kết trái.

Bạn nên mua dung dịch thủy canh và phân bón NPK để tưới và bón cho cây. Dung dịch thủy canh là hỗn hợp các khoáng chất và vi chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của cây.

Bước 2: Cách trồng và chăm sóc dưa lưới

Gieo hạt:

Bạn chuẩn bị túi ươm nhỏ, trong túi có đất tơi xốp, tưới nước thật ẩm, cho hạt dưa vào lấp kín với đất. Thông thường thì đất được sử dụng để ươm giống nên được trộn với phân chuồng mục hoặc phân trùn để kích thích hạt giống nảy mầm nhanh hơn.

Đợi đến khi hạt nảy mầm và ra 2 lá thì bạn cho cây trồng trong thùng xốp lớn đã được chuẩn bị sẵn.

Chăm sóc:

• Tưới dung dịch thủy canh: Bạn nên để đến khi cây ra từ 3 – 4 lá thì mới cần tưới dung dịch thủy canh vì trước đó cây vẫn hút được dưỡng chất ở quanh đất ươm.

Khi cây dưa lưới được 3 – 4 lá, bạn tiến hành pha 0.5-0.8 lít/ ngày dung dịch thủy canh cho cây. Bạn nên pha theo đúng nồng độ được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

• Bấm ngọn và cắt tỉa lá: Đặc tính của cây dưa lưới là ra rất nhiều nách lá, bạn nên ngắt 8- 10 nách lá đầu tiên, phần nách lá tiếp theo không bị ngắt sẽ là hoa cái. Khi nhánh cây mọc dài thì bạn ngắt ngọn để toàn bộ các chất dinh dưỡng tập trung nuôi hoa cái.

Trồng dưa lưới trong thùng xốp

• Thụ phấn: Để nhận biết được quả có đậu hay không thì bạn chỉ cần chờ 2 – 3 ngày sau khi hoa nở là được. Nếu hoa cái có dấu hiệu phình to ra thì chứng tỏ quả đã đậu.

Trường hợp nhiều quả cùng đậu 1 lúc/ cây thì bạn nên tỉa bớt, chọn giữ lại từ 2 – 3 quả để cây có thể tập trung dinh dưỡng nuôi quả tốt nhất.

• Treo quả: Trọng lượng của quả dưa lưới tương đối nặng nên bạn cần phải treo quả bằng dây hoặc lạt, tránh trường hợp quả nặng làm đứt thân cây.

Bước 3: Thu hoạch

Khoảng 1 tháng sau khi quả bắt đầu phình ra thì dưa lưới sẽ chín và được thu hoạch. Dưa lưới khi chín phần vỏ màu nâu hoặc xanh thẫm, bên ngoài các đường gân chằng chịt, khi ngửi bạn sẽ thấy có mùi thơm thoang thoảng.

Thu hoạch dưa lưới

Bạn hái dưa, đắt chỗ thoáng mát trong 1 – 2 ngày rồi thưởng thức sẽ ngon và ngọt hơn.

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc dưa lưới xanh hay vàng ngon hơn. Nếu không gian sống của có khoảng sân thượng hay ban công trống thì bạn hoàn toàn có thể tự mình trồng được dưa lưới xanh.

Tự mình trồng, chăm sóc sẽ mang lại niềm vui và hưởng thành quả ngọt ngào hơn cho cả gia đình đấy.

Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.

ĐK khảo sát dự án dưa lưới
Tư vấn, báo giá nhà màng trồng dưa lưới

Menu chính