Kinh nghiệm trồng dưa lưới ở miền Nam nước ta

Kỹ thuật trồng dưa kim hoàng hậu ngoài trời ở miền Nam nước ta

Dưa lưới là loại trái cây thơm ngon, có lợi cho sức khỏe được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc tính cũng như kỹ thuật trồng của loại cây này. Dưới đây là những Kỹ thuật trồng dưa kim hoàng hậu ngoài trời ở miền Nam nước ta  được Lisado đúc kết trong bài viết mời bạn đọc tìm hiểu.

Thời vụ trồng dưa lưới ở miền Nam

Đối với thời vụ miền Nam có phần khác khá nhiều với miền Bắc do khí hậu miền Nam có phần ổn định hơn do đó có thể trồng dưa lưới quanh năm đặc biệt trồng trong nhà màng.

Tuy nhiên nếu trồng ngoài trời bạn nên hạn chế trồng thời gian miền Nam bước vào mùa mưa bởi dưa lưới không phải cây chịu nước tốt do đó nếu công tác trồng và chăm sóc không kỹ rất dễ khiến cây giảm năng suất và chất lượng.

Nên chuẩn bị những gì trước khi trồng dưa lưới ở miền Nam

Trước khi trồng dưa lưới bạn nên chuẩn bị đất, hạt giống và có thể là giá thể nếu bạn chọn phương pháp trồng dưa lưới trên giá thể.

Chuẩn bị đất

Đất trồng dưa lưới nên là lại đất thịt pha cát nhẹ, có độ dinh dưỡng cao, tơi xốp và khả năng thoát nước tốt.

Nếu trồng ngoài ruộng bạn nên xử lý ruộng trước khi trồng bằng cách cày/cuốc phơi ải 7 – 10 ngày kết hợp rải vôi 30 – 50 kg/1.000 m2 và dọn sạch cỏ dại. Đất được lên luống tùy theo mùa vụ, địa hình, cao 20 – 40cm, rộng 0,8 – 1,2 m, giữa hai luống có rãnh rộng 30 – 40cm tránh ngập úng gây chết cây.

Ngoài ra bạn có thể tự trộn đất hay mua đất hữu cơ bán sẵn tại cửa hàng vật tư. Loại đất hữu cơ này có ưu điểm chính là tỉ lệ dinh dưỡng cao, sạch sâu bệnh.

Chọn hạt giống

Nên mua hạt giống ở những cơ sở uy tín nhằm đảm bảo tỷ lệ nảy mầm và sức sống mạnh nhất. Tốt nhất bạn nên chọn những hạt giống F1 để cây trồng khỏe mạnh và đạt năng suất cao.

Phương pháp tạo giá thể

Giá thể bạn có thể trộn theo công thức phân chuồng, mụn xơ dừa và tro trấu, được pha với nhau theo tỉ lệ 70% mụn xơ dừa + 20% phân chuồng + 10% tro trấu.

Giá thể trồng cây dưa lưới

Giá thể trồng cây dưa lưới

Kỹ thuật trồng dưa kim hoàng hậu ngoài trời ở miền Nam nước ta

Ngâm, ủ hạt dưa lưới

Đem hạt giống ngâm trong nước ấm khoảng 4-5 tiếng, sau đó ủ hạt trong vải ẩm để khi hạt nứt nanh là có thể đem gieo, thông thường hạt có thể nứt nanh sau 1 ngày nên bạn cần chú ý đem gieo đúng thời điểm.

Hạt dưa lưới đã nứt nanh

Hạt dưa lưới đã nứt nanh

Gieo hạt dưa lưới

Đem hạt đã nứt nanh cho vào bầu ươm hoặc khay ươm chứa giá thể đã chuẩn bị sẵn từ trước sau đó phủ một lớp đất mỏng đến tưới nước đều đặn để cây mọc mầm và phát triển.

Ươm dưa lưới trong khay

Ươm dưa lưới trong khay

Trồng cây con

Sau 8 – 10 ngày, cây bắt đầu cho 2 -4  lá thật có thể đánh ra trồng để cây có môi trường phát triển nếu bạn trồng trong các thùng xốp hay xô chậu nên đục lỗ thoát nước tránh cây bị úng. Sau khi trồng cây con xong thì bạn cần tưới nước 2 lần mỗi ngày đồng thời có thể kết hợp che cho cây để cây không bị ánh nắng gắt chiếu vào.

kỹ thuật trồng dưa kim hoàng hậu ngoài trời

Trồng cây con dưa lưới

Kỹ thuật chăm sóc dưa lưới ở miền Nam

Tưới nước

Sau trồng cây con cần tưới nước thường xuyên nhằm giữ ẩm cho đất trồng đặc biệt với thời tiết nắng nóng của miền Nam, cần tăng lượng nước tưới và tưới ít hơn vào những ngày ẩm mát. Khí hậu miền Nam cũng mưa khá nhiều nên nếu xảy ra tình trạng mưa nhiều bạn nên chú ý làm hệ thống thoát nước cho dưa lưới tránh cây ngập úng, thối rễ.

Lưu ý: trước khi thu hoạch 8 – 10 ngày, cần cắt giảm lượng nước tưới để tăng độ ngọt và độ giòn của quả.

Để tiết kiệm kinh phí và thời gian bạn có thể sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động nhằm tối ưu quá trình sản xuất, hơn nữa trong quá trình tưới nước bạn hoàn toàn có thể hòa tan phân vào nước nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng một cách tốt nhất.

kỹ thuật trồng dưa kim hoàng hậu ngoài trời

Hệ thống tưới nhỏ giọt dưa lưới

Hiện Lisado đang cung cấp các hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại nhất hiện nay phù hợp với từng điều kiện gieo trồng, bạn có thể tham khảo tại trang chủ Lisado.

Bón phân

Dinh dưỡng là từ khóa quan trọng giúp cây dưa lưới phát triển mạnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên cần bón phân đúng thời điểm để cây trồng đạt được năng suất tốt nhất.

Khi cây dưa lưới có 4 – 5 lá thật nên bón phân Kali, Đạm, đến giai đoạn cây phát triển lá thì cần tưới đạm pha loãng.

Từ giai đoạn quả phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng, thì bạn nên bón phân NPK, Kali và Đạm hàng tuần cho tới trước khi thu hoạch tầm 15 ngày thì ngưng bón.

Làm giàn

Khi cây bắt đầu ra 4 – 5 lá thật thì bạn cần làm giàn cho dưa leo để dưa có điểm tựa phát triển tiếp, việc làm giàn hết sức đơn giản bạn có thể làm giàn lưới rồi lấy dây nilon buộc nhẹ cây vào giàn hoặc tận dụng các cọc tre, cọc gỗ trong gia đình để làm giàn cho cây phát triển.

kỹ thuật trồng dưa kim hoàng hậu ngoài trời

Làm giàn dưa lưới đơn giản

Cắt tỉa lá, quả

Khi cây có 2 -3 lá thật thì bạn tiến hành cắt tỉa lá và bấm ngọn, tỉa tất cả các lá bạn tiếp tục ngắt lá đến khi cây mọc đến lá từ 8 – 10 thì để nhánh đó lại. Đến giai đoạn cây có 22 – 25 lá thì bạn ngắt bớt ngọn để cây tập trung vào nuôi quả.

Do quả dưa lưới khá to và nặng nên bạn chỉ cần để khoảng 2-3 quả một cây tránh để quá nhiều quả sẽ nhỏ thậm chí có thể làm gãy cây, đặc biệt nên chú ý treo quả lên để giảm gánh nặng cho cây dưa lưới.

Thụ phấn

Để đạt năng suất cao nhất bạn có thể tự thụ phấn cho cây, nên thụ phấn vào khoảng 6-8h sáng khi hoa mới nở. Sau khi quả thụ bạn nên chọn những quả tốt nhất để phát triển tiếp còn lại cắt bỏ toàn bộ để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Trong quá trình trồng thường xuyên theo dõi tình trạng của cây nếu phát hiện có dấu hiệu của sâu bệnh nhanh chóng xử lý tránh lây lan toàn bộ. Đặc biệt với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của miền Nam là điều kiện tốt để sâu bệnh phát triển nên bạn cần chú ý phòng trừ ngay từ đầu.

Thu hoạch và bảo quản dưa lưới ở miền Nam

Sau khoảng 75 – 85 ngày tùy theo giống và khu vực là dưa lưới có thể thu hoạch được. Dưa lưới khi chín sẽ có gân trắng mọc dày đặc, cân nặng mỗi quả từ 2 – 4kg, quả tròn, cuống nứt và rời ra.

kỹ thuật trồng dưa kim hoàng hậu ngoài trời

Dưa lưới chín nứt cuống

Hái dưa xong bạn để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn. Trước khi thu hoạch dưa nên ngưng nước 7 ngày để dưa ráo nước và giòn ngon.

Miền Nam không có mùa lạnh, khí hậu khá ổn định là điều kiện tốt cho dưa lưới phát triển tuy nhiên bạn vẫn cần nắm bắt đặc tính cùng những kỹ thuật cơ bản để trồng dưa lưới đạt hiệu quả tốt nhất.

Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.

ĐK khảo sát dự án dưa lưới
Tư vấn, báo giá nhà màng trồng dưa lưới

Menu chính