Cách trồng rau má đúng kỹ thuật đem lại năng suất cao

Cách trồng rau má đúng kỹ thuật đem lại năng suất cao

Rau má là loại rau có nhiều công dụng từ làm thực phẩm đến hỗ trợ điều trị bệnh hay tăng cường sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ đặc điểm và cách trồng rau má đúng kỹ thuật để đem lại năng suất cao nhất. Chính vì thế mà Lisado đã cho ra bài viết này nhằm cung cấp đến bạn đọc những kiến thức tổng quát nhất về loại cây này.

Cách trồng rau má đúng kỹ thuật đem lại năng suất cao

Đặc điểm cây rau má

Theo wikipedia rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo là một loài cây một năm thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malaysia và châu Á. Nó được sử dụng như một loại rau cũng như một loại thuốc trong y học cổ truyền hiện nay.

Rau má là loại cây thân thảo

Rau má là loại cây thân thảo

Thân cây rau má mảnh khảnh và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt. Hoa rau má có màu trắng hoặc từ hồng nhạt đến phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Quả có hình mắt lưới dày đặc chín sau 3 tháng.

Điều kiện trồng rau má

Rau má không phải loại cây quá dễ trồng bởi chúng khá nhạy cảm với thời tiết đặc biệt trong  điều kiện mưa nhiều, hay sương mù, nắng nóng thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của rau má. Do đó bạn nên chú ý các yếu tố thời tiết nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển.

Được biết đến là loại cây ưa ánh sáng do đó nên trồng chúng ở những nơi có đầy đủ ánh sáng mặt trời nhưng không nên ở nơi quá nắng gắt ảnh hưởng đến sinh trưởng.

Đây là 2 điều kiện khi trồng rau má mà bạn nên quan tâm để lựa chọn không gian cũng như phương pháp trồng sao cho phù hợp nhất.

Chuẩn bị trồng mau má như thế nào?

Chuẩn bị giống

Thông thường người ta trồng rau má bằng rất nhiều cách có thể bằng hạt hoặc bằng chính cành của cây tuy nhiên phương pháp trồng bằng hạt vẫn được áp dụng chủ yếu.

Bạn nên chọn mua hạt giống tại những cơ sở vật tư uy tín để đảm chất lượng giống. Nếu có thể hãy mua hạt giống đời F1 bởi thế hệ này là thế hệ tăng trưởng và phát triển mạnh nhất.

Chuẩn bị đất

Rau má có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: Đất thịt pha cát, đất tơi xốp và loại đất phèn, tuy nhiên tốt nhất vẫn là đất thịt pha cát. Ngoài ra bạn có thể mua đất trồng sẵn tại các cơ sở vật tư nông nghiệp nhằm đảm bảo sạch mầm bệnh và đạt chuẩn về tỉ lệ dinh dưỡng hoặc trộn đất với vỏ trấu, mụn dừa xử lí, phân bò, phân gà, phân trùn quế.

Đất trồng rau má cần tơi xốp, đầy đủ dinh dưỡng

Đất trồng rau má cần tơi xốp, đầy đủ dinh dưỡng

Cách trồng rau má đúng kỹ thuật đem lại năng suất cao

Hạt rau má nảy mầm rất nhanh nên bạn có thể không cần ngâm hạt mà gieo thẳng trực tiếp lên đất trồng đã chuẩn bị trước đó. Nếu trồng trong các chậu bạn nên đảm bảo tỷ lệ không quá dày sẽ ảnh hưởng đến cây phát triển sau này. Ngoài ra để rau má được gieo đúng mật độ bạn có thể rạch hàng thẳng gieo hạt hoặc gieo đều cả khay với mật độ vừa phải.

Lấp một lớp đất mỏng trộn vừa đủ lấp kín hạt. Tưới nước tạo độ ẩm cho đất.

Trong 3 – 5 ngày sau gieo hạt bạn nên phủ rơm, trấu để giữ ẩm và tránh nắng cho hạt nảy mầm nhanh để có những chậu rau má sạch.

Chăm sóc rau má

Tưới nước

Khoảng 7 – 10 ngày sau khi gieo, hạt giống nảy mầm. Tưới nước 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát với lượng vừa đủ. Tùy theo điều kiện thời tiết của từng ngày mà bạn có thể điều chỉnh lượng nước phù hợp.

Tỉa cây

Sau đó 2 tuần, tiến hành tỉa bớt cây để các cây để cây có đủ không gian phát triển thông thường khoảng cách 10 – 15cm.

Bón phân

Tiến hành bón thúc cho cây sau khoảng 3 tuần gieo hạt. Nên sử dụng các loại phân như phân hữu cơ, phân bò, phân gà, phân cá, phân trùn quế,… Sau đó, bạn cứ bón phân mỗi 10-15 ngày 1 lần.

Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra quá trình phát triển của cây để kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời sâu bệnh tránh lây lan trên diện rộng. Rau má khi trồng thường xuất hiện một số loại sâu hại như sâu gặm lá, sâu đỏ, sâu ăn tạp,… Đây là những loại sâu hại xuất hiện chủ yếu vào thời điểm mùa khô.

Nên sử dụng các chế phẩm sinh học đưa vào điều trị bệnh hạn chế dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng và bảo vệ môi trường. Nếu bắt buộc phải sử dụng nên tuân thủ nguyên tắc 4 đúng để giảm thiểu tối đa những tác động của thuốc đối với con người, cây trồng và môi trường.

Thu hoạch rau má

Khi trồng đúng kỹ thuật rau má sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên khoảng 2 tháng sau khi trồng. Mỗi vụ trồng rau má bạn thể thu hoạch tới 10 đợt. Khi thu hoạch, nên tỉa bớt những cọng lá, để chừa lại phần thân và rễ để cây ra mầm mới và thu hoạch đợt sau. Sau khi thu hoạch nên bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây hồi phục và tiếp tục đẻ nhánh.

Tác dụng và cách sử dụng rau má

Theo Trung y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng nó giúp cho việc duy trì sự trẻ trung. Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Loại nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực). Loại thuốc đắp từ lá cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến; giải ngộ độc sắn (khoai mì) và lợi tiểu…

Với nhiều tác dụng như vậy thì rau má được xem là loại rau thần dược nên có trong vườn của mỗi gia đình. Rau má có thể dùng ăn sống, hoặc luộc lấy nước để sử dụng đều rất tốt.

Các bác sĩ khuyến cáo mỗi ngày, chỉ nên uống 1 cốc nước rau má (tương đương khoảng 40g). Đối với các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân như suy tĩnh mạch nên uống khoảng 60 – 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày. Không nên sử dụng rau má quá 6 tuần liên tiếp nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Menu chính