Cách trồng rau ngải cứu thủy canh tại nhà cho thu hoạch nhanh

Cách trồng cây ngải cứu thủy canh tại nhà cho thu hoạch nhanh

Cây ngải cứu là một loại cây có tác dụng rất tốt cho sức khỏe và nên được trồng sẵn trong nhà để lúc nào cũng có thể dùng đến. Bạn có thể tham khảo ngay cách trồng cây ngải cứu thủy canh trong bài viết sau.

Cây ngải cứu là gì

Cây ngài cứu còn có tên gọi khác là ngải diệp, thuốc cứu. Loại cây này có nguồn gốc từ châu Âu nhưng ngày nay được trồng ở nhiều quốc gia khác nhau và trở thành một loại cây rất phổ biến tại VIệt Nam. Ngài cứu thuộc họ cúc, thân thảo và có chu kỳ sống lâu năm. Lá cây thường mọc so le, mặt trên có màu xanh đậm, phía dưới có lông và màu trắng. Tất cả những phần của cây đều được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền trong hàng trăm năm nay.

cây ngải cứu

Ngải cứu được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

Ngải cứu khi mới ăn có vị đắng nhưng sau khi ăn một lúc sẽ cảm thấy vị ngọt trong cổ họng. Nó cũng có một mùi thơm đặc biệt và khá dễ chịu. Ngải cứu ngày nay được trồng trong nhiều gia đình và được sử dụng trong nấu ăn hoặc để điều trị một số bệnh lý đơn giản. Vì sống rất khỏe nên bạn có thể trồng cây ngải cứu theo nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có phương pháp trồng thủy canh.

Cách trồng và chăm sóc cây ngải cứu thủy canh

Cây ngải cứu trồng vào mùa nào?

Cây ngải cứu ưa ẩm và có thể trồng quanh năm. Vì vậy bạn có thể trồng ngải cứu vào bất kì mùa nào trong năm.

Cách trồng cây ngải cứu thủy canh bằng hạt

Trước khi đi vào trồng cây ngải cứu thủy canh, bạn cần chú ý trong một số khâu chuẩn bị ban đầu như sau:

  • Chọn hạt giống chất lượng tại các cơ sở uy tín để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao
  • Chọn giá thể là mút xốp hoặc xơ dừa. Mút xốp có giá thành rẻ hơn nhưng về chất lượng và tính hiệu quả không bằng xơ dừa.

Quá trình trồng cây:

Gieo hạt

Trước khi gieo hạt, nên ngâm hạt vào trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong 3 – 5 tiếng trước để hạt dễ nảy mầm hơn. Sau đó vớt ra để ráo và tiến hành gieo. Vì hạt giống khá nhỏ nên bạn có thể trộn với 1 ít cát cho dễ gieo hơn:

  • Nếu giá thể là mút xốp thì bạn chỉ cần đặt mút xốp vào khay và tiến hành gieo 3 – 4 hạt vào mỗi lỗ được đục sẵn. Lưu ý là không cần nhấn hạt giống sâu quá.
  • Nếu giâ thể là xơ dừa thì cần phải làm nở viên nén xơ dừa trước rồi cho vào rọ nhựa. Sau đó đặt các rọ nhựa vào trong khay và tiến hành gieo như trên

Sau khi gieo có thể làm ẩm bề mặt giá thể và cần cho thêm nước vào khay để đảm bảo cây có đủ độ ẩm cần thiết.

Chuyển giàn

Khi cây bắt đầu nảy mầm, bạn có thể hỗ trợ cây phát triển nhanh hơn bằng cách bổ sung dung dịch thủy canh với một liệu lượng thấp khoảng 300ppm. Giai đoạn này không nên để cây mầm ở nơi có nắng quá gắt. Khi cây bắt đầu ra 3 lá thật thì có thể tiến hành chuyển giàn. Bạn đưa cả rọ nhựa lên giàn và tránh để đứt rễ của cây.

Sau khi đã cho cây lên giàn thì cần bổ sung nước và chất dinh dưỡng cho cây. Loại giàn thủy canh tốt nhất hiện nay là giàn thủy canh hồi lưu. Đây là một phương pháp thủy canh hiện đại, giúp dinh dưỡng luân chuyển đều trên giàn khiến cho cây nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng và lớn đồng đều. Phương pháp này cũng giúp tiết kiệm nước và phân bón hơn các phương pháp khác.

Quy trình chăm sóc:

Chuyển sang giai đoạn chăm sóc thì vấn đề quan trọng nhất là bổ sung nước và chất dinh dưỡng cho cây. Cây càng lớn sẽ càng cần nhiều nước và dinh dưỡng hơn.

  • Khi cây mới lên giàn, 5 – 15 ngày mới phải bổ sung dinh dưỡng, nồng độ là 600-800ppm
  • Khi cây trưởng thành, 3 – 5 ngày cần bổ sung dinh dưỡng, nồng độ là 800-1000ppm.

Loại dung dịch thủy canh tốt nhất cho cây là dung dịch thủy canh Grow Master được bán theo cặp. Bạn nên sử dụng loại dung dịch này để cây nhận được dinh dưỡng dạng hòa tan dễ dàng nhất. Để kiểm tra nồng độ dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng bút đo nồng độ để kiểm tra.

Ngoài ra, trong giai đoạn này bạn cần chú ý quan sát sự phát triển của cây. Nếu thấy có tình trạng sâu bệnh hoặc bệnh hại thì cần loại bỏ ngay. Với phương pháp trồng thủy canh thì bạn có thể hạn chế được tình trạng cỏ mọc tranh chất dinh dưỡng của cây.

Quy trình thu hoạch:

Nếu trồng với mục đích để làm rau, chế biến món ăn thì có thể thu hoạch sau 30 – 40 ngày, lúc cây chưa ra hoa. Nếu bạn có ý định sử dụng ngải cứu để làm dược liệu thì thời gian thu hoạch sẽ lâu hơn. Khi thu hoạch thì dùng dao hoặc kéo cắt ngang cây, chừa gốc khoảng từ 10 – 15 cm.

Các loại bệnh thường gặp ở cây ngải cứu

Cây ngải cứu là cây dược liệu mọc hoang dại nên rất ít bị các loài côn trùng hay sâu hại tấn công và cũng rất ít bệnh hại. Nếu được trồng theo phương pháp thủy canh thì lại càng hiếm hơn bởi môi trường thủy canh rất sạch, không có môi trường cho sâu bệnh hại phát triển như môi trường đất. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số loài gây hại như rệp mềm, sâu khoang, châu chấu… nên dùng các biện pháp thủ công như bắt bằng tay, dùng bẫy côn trùng để phòng ngừa và tiêu diệt nếu có.

Ngoài ra cần chú ý cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng cho cây. Khi cây khỏe mạnh thì tình trạng bị bệnh hại cũng ít hơn.

Thành phần dinh dưỡng có trong cây ngải cứu

Lượng calo trong 100g lá ngải có 46 calorie. Trong đó, carb chỉ chiếm khoảng 8.8%, protein chiếm 5.2%, chất béo chiếm 0.4% còn lại là lượng vitamin, khoáng chất cực dồi dào như vitamin K hay folate. Theo các chuyên gia nghiên cứu trong ngải cứu có chứa một số hàm lượng tinh dầu khoảng 0,20- 0,34%. Ngoài ra trong loại thực phẩm này còn chứa thêm một số thành phần khác như Tetradecatrilin, Tricosano, Dehydromantric este, …

Đặc biệt hơn, trong ngải cứu còn chứa hơn 50 thành phần hợp chất beta carophylen chiếm 24% và beta cubenden chiếm hàm lượng 12%. Chính vì có những chất quý như vậy mà ngải cứu được sử dụng nhiều trong chưa bệnh như giảm đau bụng, giảm đau đầu, các bệnh liên quan đến tiêu hóa và đại tiện ra máu, …

Cây ngải cứu nấu món gì

Rau ngải cứu tuy có vị đắng nhưng khi kết hợp với các món ăn thì có thể làm giảm bớt vị đắng mà lại đem lại hương vị mới lạ. Một số cách chế biến rau ngải cứu phổ biến như sau:

  • Trứng chiên ngải cứu
  • Gà ác hầm ngải cứu
  • Gà hấp ngải cứu
  • Trứng hấp ngải cứu
  • Cá chép hấp ngải cứu
  • Chân giò hầm ngải cứu
  • Canh ngải cứu nấu trứng
  • Canh cá diếc ngải cứu
cây ngải cứu

Rau ngải cứu có thể sử dụng để nấu nhiều món ăn

Địa chỉ bán giàn thủy canh uy tín

Cây ngải cứu rất dễ trồng và có thể trồng lâu dài mà không cần phải gieo vụ mới như nhiều loại rau ăn lá khác như cải, xà lách. Bạn có thể dành một hàng trên hệ thống thủy canh để trồng ngải cứu.

Nếu bạn muốn có một giàn thủy canh hồi lưu đẹp và hiện đại, bạn có thể liên hệ ngay với LISADO để được tư vấn chi tiết vị trí lắp đặt và loại giàn trồng. Chúng tôi sẽ tiến hành thi công lắp đặt trọn gói. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline: 0987.857.614 – 097.157.8366.

Rate this post

Menu chính