Kỹ thuật trồng rau mùa mưa hiệu quả, năng suất cao

Cách trồng rau mùa mưa hiệu quả, năng suất cao cách trồng rau mùa mưa

Nhiều người hiểu lầm rằng cách trồng rau mùa mưa là vô cùng tốt bởi không cần tưới nước mà nắng không gay gắt nên không ảnh hưởng đến cây trồng. Thực tế mùa mưa độ ẩm không khí cao chính là nhân tố làm nảy sinh nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến cây trồng. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Lisado để tìm hiểu cách trồng rau mùa mưa hiệu quả, năng suất cao.

Tại sao cần chú ý cách trồng rau mùa mưa?

Rất nhiều người lầm tưởng rằng mùa mưa chính là mùa thuận lợi cho cách trồng rau mùa mưa bởi cường độ năng không lớn, lượng nước lại dồi dào mà không cần tưới tiêu rất thích hợp cho sự phát triển của cây. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng, mùa mưa chính là mùa có độ ẩm không khí cao, nhiệt độ hạ là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh nảy nở. Nấm, vi khuẩn, côn trùng…bắt đầu sinh sôi, có cơ hội chui lên khỏi mặt đất phá hoại cây trồng. Chính vì thế mà đối với nhà nông thì mùa mưa chính là mùa rau không đạt năng suất và chất lượng tốt nhất. Đặc biệt ở Việt Nam kỹ thuật chăm sóc cây trồng của bà con còn lạc hậu, chưa có kiến thức và chuyên môn chính vì thế mà cây trồng phát triển không tốt, đem lại năng suất không cao trong mùa này.

cách trồng rau mùa mưa

Trồng rau mùa mưa dễ ngập úng, chết cây

Ngoài việc rau màu dễ bị bệnh thì cách trồng rau mùa mưa còn khiến cho cây dễ bị đổ ngã, bị dập nát nếu có những trận mưa to hay các trận bão. Hơn nữa, mùa mưa thường rau màu rất khó sản xuất, bị dập lá, năng suất thấp ảnh hưởng đến kinh tế của bà con nông dân.

Chính vì thế hiện nay nhiều khu vực trên cả nước đang bước đầu ứng dụng sản xuất nông sản trong nhà màng, nhà lưới hay nhà kính để giảm thiểu tối đa các tác động từ môi trường đến cây trồng. Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống nhà màng khá tốn kém do đó khó phù hợp với các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, điều kiện kinh tế chưa cho phép.

Mùa mưa nên trồng rau gì?

Trồng rau ngót mùa mưa

Rau ngót là loại rau được lựa chọn phổ biến và hàng đầu cho việc trồng vào mùa mưa này. Đây là loại rau có khả năng thích nghi cực tốt với mọi điều kiện thời tiết, đặc biệt là mùa mưa và khu vực ẩm ướt. Đặc biệt chúng rất dễ trồng và không hề kén đất nên người trồng có thể cắm cành ngót ở bất cứ loại đất nào.

cách trồng rau mùa mưa

Rau ngót thích hợp với thời tiết ẩm ướt

Rau ngót còn được biết đến là loại rau giàu chất dinh dưỡng, có tính mát, vị ngọt và chứa nhiều các loại vitamin như A, C, sắt…cùng nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người.

Trồng rau muống vào mùa mưa

Rau muống cũng là loại rau nên trồng vào mùa mưa bởi chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau. Hơn nữa, đây cũng là một trong các loại rau chịu ngập nước nên rất thích hợp trồng vào mùa mưa.

cách trồng rau mùa mưa

Rau muống chịu úng rất tốt vào mùa mưa

Sử dụng rau muống thường xuyên cũng mang đến lợi ích tốt cho sức khỏe như ngăn ngừa tiểu đường, tăng hệ miễn dịch và điều trị thiếu máu.

Trồng các loại rau họ cải vào mùa mưa

Vào mùa mưa cường độ nắng thấp là giai đoạn thích hợp để trồng các loại rau họ cải như cải cúc, cải ngọt và cải xanh.

cách trồng rau mùa mưa

Các loại rau họ cải thích hợp mùa mưa

Đây là loại rau phát triển khá nhanh và không quá kén chọn đất do đó rất thích hợp trồng vào mùa mưa. Đặc biệt chúng còn là loại rau cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu bổ sung cho bữa ăn gia đình.

Trồng rau mùa mưa hay có bệnh gì?

Như đã nói phía trên, trong mùa mưa, ẩm độ bắt đầu tăng lên và nhiệt độ thì hạ xuống là điều kiện khí hậu thuận lợi cho những mầm bệnh tiềm ẩn trong đất nảy nở. Các bào tử nấm bắt đầu phát triển, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi, trứng sâu bệnh và côn trùng nở ra ở cuối mùa nắng bắt đầu có cơ hội chui lên khỏi mặt đất để phá hoại.

Một số bệnh trên cây rau thường gặp vào mùa mưa như: Bệnh chết cây con, bệnh lở cổ rễ, thối nhũn. Một số côn trùng và sâu hại trên cây rau vào mùa mưa như: Sâu khoang, sâu tơ, ốc sên, những con này ăn lá rất mạnh, nếu không trị kịp thời sẽ đem lại thiệt hại lớn.

Ngoài bị bệnh, vào mùa mưa cây còn dễ bị đổ ngã, bị dập nát sau những trận mưa bão, rễ cây cũng dễ bị ngập úng khi không thoát nước kịp khiến cây chết hoặc giảm sức sống ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Cách trồng rau mùa mưa hiệu quả, năng suất cao

Cách trồng rau mùa mưa

Chọn giống rau mùa mưa

Vào mùa mưa bà con nên chọn giống rau loại lá nhỏ, có thời gian sinh trưởng ngắn như các loại cải, bí đỏ, bí xanh, rau thơm…vv.

Để đảm bảo tỷ lệ hạt nảy mầm tốt nhất bà con nên ngâm ủ hạt sau đó ươm hạt trong bầu đến khi cây được khoảng 2-3 lá thật thì đem ra nhà trồng nhằm tăng khả năng sống sót của cây con.

Tham khảo ngay Các loại rau chịu ngập úng.

Chọn vị trí trồng rau mùa mưa

Mùa mưa nên rất dễ xảy ra tình trạng ngập úng do đó vị trí cách trồng rau mùa mưa cần phải cao hơn mặt bằng, phải đảm bảo có hệ thống thoát nước tốt, nhanh. Đối với những gia đình trồng rau bằng các chậu chuyên dụng hay trồng trong thùng xốp cần chú ý cần thiết kế hệ thống lỗ thoát nước một cách khoa học mới đảm bảo cây không bị ngập úng, thối rễ.

Chọn đất trồng rau mùa mưa

Đất trồng cần phải được làm sạch cỏ dại triệt để, cũng như khử trùng sâu bệnh đồng thời không nên làm đất quá nhuyễn hoặc chèn quá chặt cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.

Kỹ thuật chăm sóc rau mùa mưa

Bón phân cho cây

Vào mùa mưa nên hạn chế bón phân có hàm lượng đạm cao bởi chúng sẽ khiến cho rau dư đạm, thân cây yếu hơn, dễ bị đổ ngã. Nên bón thêm các loại phân vi lượng để có thể cung cấp Mg để lá tạo chất diệp lục vì mùa mưa thường ánh sáng yếu, cây khó quang hợp và chuyển hóa dinh dưỡng.

Đặc biệt nên sử dụng phân bón hữu cơ tự nhiên, an toàn cho cây lại vừa làm cho đất tơi xốp hơn.

Cắt tỉa cành thừa

Nên tích cực bấm ngọn để cây ra thêm nhiều nhánh phụ, hạn chế tình trạng cây bị đổ ngã do chiều cao đã vượt mức đồng thời chú ý cắt tỉa cành thừa giúp thông thoáng cho cây, ngăn chặn được các loại sâu bệnh gây hại.

Làm giàn che phủ cho cây

Mưa lớn sẽ làm xói mòn đất đồng thời khiến rau bị dập nát do đó nếu có điều kiện bà con nên sử dụng các loại lưới che nắng hoặc lưới chắn côn trùng để hạn chế hiện tượng này. Ngoài ra bà con có thể che phủ cho đất bằng cỏ khô, trấu, rơm rạ,…để tránh xói mòn, đất văng tứ tung, đồng thời còn giúp giữ ẩm cho đất, tiết kiệm phân bón, hạn chế cỏ dại.

Làm cỏ, chống ngập úng

Làm sạch cỏ dại và chống ngập úng cho rau là kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mùa mưa quan trọng mà bà con không nên bỏ qua. Mùa mưa độ ẩm đất cao là điều kiện thuận lợi cho cỏ dại mọc do đó bà con cần chú ý dọn sạch cỏ dại giúp cây phát triển tốt đồng thời cùng dọn sạch nơi trú ngụ của côn trùng, mầm bệnh gây hại rau màu.

Đặc biệt nên đảm bảo việc khơi thông các mương rãnh để giúp cho đất thoát nước nhanh, tránh để cây ngập nước gây thối rễ, chết cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Sử dụng những sản phẩm sinh học an toàn như tỏi, ớt, GE gừng hay nấm Trichoderma…để phòng trừ và ngăn ngừa sâu, bệnh hại vừa an toàn lại đảm bảo cho sức khỏe.

Menu chính