Cách trồng đậu đũa bằng hạt sai quả, ít sâu bệnh

Cách trồng đậu đũa bằng hạt sai quả, ít sâu bệnh

Đậu đũa là được xem là loại thực phẩm dinh dưỡng phổ biến dùng trong các mâm cơm hàng ngày. Đây là loại cây khá dễ trồng và đem lại năng suất cao. Cùng Lisado tìm hiểu cách trồng đậu đũa bằng hạt sai quả, ít sâu bệnh thông qua bài viết dưới đây.

Đặc tính sinh học của cây đậu đũa

Đậu đũa hay đậu dải áo là một phân loài thực vật thuộc phân họ Đậu. Đây là loại cây dây leo hàng năm, thường được trồng để lấy trái làm thực phẩm. Quả đậu đũa xanh dài 35 cm đến 75 cm, thường được chế biến tương tự đậu cô ve.

Tại Việt Nam, có 2 giống đậu đũa:

  • Đậu lùn: cây cao 50 – 70 cm, trái ngắn 30 – 35 cm, thịt trái chắc, thời gian sinh trưởng ngắn (70 – 75 ngày), năng suất thấp hơn đậu leo.
  • Đậu leo: thân sinh trưởng vô hạn, trái dài 40 – 70 cm, màu trái thay đổi từ xanh nhạt (giống hạt trắng) đến xanh rất đậm (giống hạt đen). Có nhiều giống như giống đậu hạt trắng, hạt đỏ, hạt trắng đỏ, hạt đen và hạt trắng đen.
Đậu đũa thuộc loại cây họ đậu

Đậu đũa thuộc loại cây họ đậu

Đây là loại quả giàu chất dinh dưỡng đặc biệt chúng chứa nhiều vitamin C, folat, magnesi và mangan, ngoài ra đậu đũa cũng là nguồn cung cấp protein, vitamin A, thiamin, riboflavin, sắt, phospho và kali…

Blog liên quan: Cách nhận biết rau cải sạch các chị em nhất định phải biết | Lisado

Nên trồng đậu đũa vào thời gian nào?

Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có rất nhiều giống đậu đũa khác nhau ra đời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, chính vì thế mà chúng có thể được trồng quanh năm ở nhiều vùng khác nhau.

Tuy nhiên thời vụ trồng đậu đũa tốt nhất vẫn là:

  • Vụ đông xuân: gieo hạt vào tháng 11 – 12
  • Vụ xuân hè: gieo hạt vào tháng 2 – 3
  • Vụ hè thu: gieo hạt vào tháng 5 – 6
  • Vụ thu đông: gieo hạt vào tháng 8 – 9

Cách trồng đậu đũa bằng hạt sai quả, ít bệnh

Chọn giống đậu đũa

Bạn nên chọn mua những hạt giống F1 có độ nảy mầm và năng suất cao đồng thời khả năng chống chịu sâu bệnh tốt cũng là ưu điểm của dòng giống này. Đặc biệt nên lựa chọn các cơ sở vật tư uy tín để mua được giống chất lượng nhất.

Chuẩn bị đất

Đậu đũa là loại cây không quá kén đất trồng tuy nhiên để chúng có thể sinh trưởng và phát triển mạnh nhất bạn nên chọn những loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất giàu dinh dưỡng, có độ chua vừa phải (pH từ 5,5 – 6,5).

Trước khi trồng cần xử lý cỏ dại cùng phơi nắng đất để làm sạch cỏ và mầm bệnh giúp cây có thể phát triển tốt. Đặc biệt nến bón lót bằng các loại phân hữu cơ hoặc trùn quế, phân chuồng hoai mục, phân gà, phân bò đã qua xử lý để cung cấp dinh dưỡng cho đất.

Đối với những gia đình chồng trong chậu hay thùng xốp nên chú ý tạo lỗ thoát nước tránh cây bị ngập úng.

Xử lý hạt giống và gieo trồng

Trước khi đem gieo trồng, hạt giống cần được ngâm trước trong nước ấm với tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong vòng 4 tiếng để hạt dễ nảy mầm. Sau đó đem hạt ủ vào khăn ẩm tới khi hạt đậu nứt nanh, có dấu hiệu nhú mầm mới đem đi trồng.

Đối với những hạt giống F1 có tỉ lệ nảy mầm cao bạn có thể đem gieo trồng trực tiếp tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm của chúng sẽ không cao được như ngâm ủ.

Khi gieo đậu chú ý khoảng cách giữa các hàng cách nhau 60-65cm, các cây cách nhau 25-30cm sau đó phủ một lớp đất mỏng vụn lên rồi dùng bình nước tưới ẩm khu vực gieo hạt là được.

Lưu ý: Nên tưới ít nước và nhẹ nhàng tránh tưới quá mạnh để lộ hạt ra ngoài lớp đất mới vùi.

Có thể bạn quan tâm: Bất ngờ với những Giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt | Lisado

Kỹ thuật chăm sóc đậu đũa đạt năng suất cao

Tưới nước

Đậu đũa là cây có thể chịu hạn trong vòng đời của mình tuy nhiên bạn nên cung cấp đủ nước để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Bạn cần cung cấp đầy đủ nước cho hạt nảy mầm tốt, tưới ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát. Đặc  biệt trong thời kỳ trước, ngay sau khi cây ra hoa, kết quả và nuôi quả lớn là thời kỳ cây cần nước nhất chính vì thế bạn nên cung cấp đủ nước cho chúng phát triển. Nếu thiếu nước trong giai đoạn này, hoa đậu đũa sẽ bị rụng nhiều, khả năng tạo quả thấp, và quả chậm lớn, không chắc thịt.

Làm cỏ, vun xới, bắc giàn

Tiến hành làm cỏ và vun xới để tạo độ thông thoáng cho đất ngoài ra còn loại trừ cỏ dại tranh dinh dưỡng của cây và phá chỗ ẩn náu của côn trùng.

Khi cây có 2 lá thật bạn nên tiến hành xới đất và vun gốc lần đầu tuy nhiên bởi cây còn non, dễ bị ảnh hưởng nên bạn cần đặc biệt chú ý không động đến cây nhé. Tiến hành xới lần 2 khi cây có 3 – 4 lá thật, lúc này, bạn chỉ cần xới hẹp, nông kết hợp với vun nhẹ đất vào gốc cho cây.

Khi cây bắt đầu vươn cao bạn nên bắc giàn giúp cây có thể vươn lên đón sáng sáng phát triển, lúc này nên vặt bỏ lá già, vàng úa ở phần gốc cây để tập trung dinh dưỡng nuôi ngọn để sớm ra hoa kết quả.

Bắc giàn cho cây đậu đũa phát triển

Bắc giàn cho cây đậu đũa phát triển

Phòng trừ sâu bệnh

Trong quá trình chăm sóc cần đặc biệt chú ý đến từng giai đoạn phát triển của cây nhằm phát hiện sâu bệnh và xử lý kịp thời.

Về cơ bản sâu bệnh của đậu đũa và đậu cove khá giống nhau chính vì thế để tìm hiểu chi tiết mời bạn đọc click tại cách trồng đậu cove.

Thu hoạch đậu đũa

Sau khi gieo đậu đũa khoảng từ 60 – 70 ngày, cây sẽ cho thu hoạch lần đầu tiên. Bạn nên thu hoạch vào buổi sáng sớm để đảm bảo dinh dưỡng cao nhất. Nên thu hoạch đậu đũa khi hạt còn non, to như chiếc đũa tránh để già quá, quả sẽ bị xơ hóa, ăn không còn ngon đồng thời giá trị dinh dưỡng cũng sẽ giảm.

Thu hoạch đậu đũa khi còn non tránh để quá già
[martfury_products_list title="Giàn trồng rau thủy canh tại nhà phổ biến" links_group="%5B%7B%7D%5D" products="top_rated" cat="gian-thuy-canh"]

Thu hoạch đậu đũa khi còn non tránh để quá già

Khi thu hoạch nên dùng kéo cắt nhẹ phần đầu của quả đỗ, giữ lại trục hoa để mọc những đợt hoa mới.

Khoảng cách giữa các đợt thu hái khoảng 2 – 3 ngày, thời gian thu hái duy trì trong khoảng 20 ngày hoặc hơn tùy theo giống và việc chăm bón của người trồng. Nếu bạn chăm bón tốt, thì thời gian cây ra trái nhiều hơn, sẽ cho nhiều đợt thu hoạch. Chính vì thế, sau mỗi đợt thu hoạch, bạn nên tiếp tục bổ sung phân hữu cơ để đậu đũa có đủ dinh dưỡng nuôi những đợt quả sau.

Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.

Xem thêm: Các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh và cách phòng trừ | Lisado

Rate this post

Menu chính