Cách trồng đậu cove đúng kỹ thuật, năng suất cao cho người mới bắt đầu

Cách trồng đậu cove đúng kỹ thuật, năng suất cao cho người mới bắt đầu

Đậu cove là loại rau quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ chế biến do đó được nhiều người ưa chuộng sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách trồng đúng kỹ thuật loại cây này. Mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết dưới đây của Lisado để có tìm hiểu chi tiết về cách trồng đậu cove đúng kỹ thuật, năng suất cao cho người mới bắt đầu.

Giới thiệu về đậu cove

Đậu cove là loại cây thân thảo, chỉ 1 số ít loài là cây lưu niên. Cây có lá kép với 3 lá chét hình tam giác, chùm hoa gồm nhiều hoa màu trắng hoặc tím. Quả dài, dẹt chứa nhiều hạt hình thận.

Đậu cove được trồng phổ biến hiện nay

Đậu cove được trồng phổ biến hiện nay

Tại Việt Nam, có hai giống cây trồng chủ yếu:

Giống lùn

  • Đậu cô ve vàng, còn gọi là đậu vàng hay đậu cô bơ: Quả non có màu vàng; hạt hình bầu dục, màu đen bóng, dùng để ăn quả non.
  • Đậu cô ve xanh, còn gọi là đậu đỏ, đậu quả cật, đậu cật lợn: Quả non màu xanh; hạt hình thận, màu đỏ, to nhất trong các giống cô ve. Có thể ăn quả non hoặc ăn hạt.
  • Đậu cô ve nâu: quả non màu xanh, hạt màu nâu, hình bầu dục, chỉ ăn hạt.
  • Đậu cô ve trắng hay đậu trắng, đậu xoát xông: quả non màu xanh, hạt màu trắng, hình trứng, chỉ ăn hạt.
  • Đậu cô ve đen hay đậu đen: quả non màu xanh, hạt màu đen, hình bầu dục, chỉ ăn hạt.
  • Đậu cô ve chạch hay đậu trạch, đậu Vân Nam: quả non màu xanh, hạt màu trắng, hình bầu dục dài, ăn quả non.
  • Đậu cô ve bở hay đậu bở: quả non màu xanh, hạt màu nâu, hình bầu dục, ăn quả non.
  • Đậu cô ve trắng hay đậu trắng, đậu trứng sáo: quả non màu xanh, hạt màu trắng, hình trứng, chỉ ăn hạt.

Nên trồng đậu cove vào mùa nào?

Thời điểm thích hợp nhất trồng đậu cove cho năng suất cao là:

  • Vụ đông xuân: gieo hạt từ tháng giêng đến tháng 3
  • Vụ hè thu: gieo hạt từ tháng 9, tháng 10

Tuy nhiên hiện nay với nhiều phương thức canh tác hiện đại đặc biệt trồng cây trong hệ thống nhà màng, nhà lưới đang được áp dụng hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển quanh năm.

Lisado tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thi công nhà màng, nhà lưới trọn gói trên cả nước đem lại năng suất và hiệu quả cao cho bà con nông dân đồng thời khắc phục tối đa nhược điểm của biến đổi khí hậu tác động đến quá trình sản xuất.

Để tìm hiểu chi tiết mời bà con click tại thi công nhà màng, thi công nhà lưới.

Cách trồng đậu cove đúng kỹ thuật, năng suất cao cho người mới bắt đầu

Chọn giống đậu cove

Nên sử dụng các loại giống F1 để tăng tỉ lệ nảy mầm và khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như sức sống cao. Đặc biệt bạn nên mua giống tại những cửa hàng vật tư uy tín nhằm đảm bảo các yếu tố trên.

Chuẩn bị đất

Đậu cove là loại cây không kén đất nên có khả năng sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất.

Tuy nhiên để cây có thể phát triển tốt nhất nên chọn loại đất nhẹ tơi xốp, giàu chất hữu cơ lại có khả năng thoát nước tốt đặc biệt nếu gieo trồng trên nền đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa ven sông thì đậu sẽ có năng suất cao, chất lượng quả tốt.

Trước khi gieo, đất trồng cần phải được cày cuốc, phơi ải cho thoáng đất đồng thời hạn chế mầm bệnh, làm đất nhỏ, tơi xốp và sạch cỏ dại. Nếu trồng tại ruộng và vườn, bạn làm luống với kích thước rộng 1m, cao khoảng 0,25 – 0,3m và rãnh luống rộng khoảng 0,2 – 0,25m. Sau đó, làm 2 hàng trên mặt luống để gieo hạt, khoảng cách giữa hai hàng là 0,6 – 0,7 m.

Nên bón lót đất trồng trước khi trồng cây bằng các loại phân hữu cơ hoai mục như phân trùn quế, phân bò, phân gà, kết hợp với phân vô cơ gồm lân, kali và NPK.

Lưu ý: Trong quá trình bón lót nên bón phân vào mặt luống ở độ sâu 7 – 10cm hoặc trộn đều với đất trước khi gieo trồng.

Xử lý hạt và gieo trồng

Đối với những hạt giống F1 sức sống tốt bạn hoàn toàn có thể đem gieo trực tiếp lên đất trồng sau khi chuẩn bị đất.

Ngoài ra để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm bạn có thể tiến hành ủ hạt trước khi gieo. Ngâm hạt giống trong nước ấm theo công thức 2 sôi 3 lạnh trong thời gian từ 5 – 6 giờ, sau đó vớt ra đem ủ trong khăn ướt đến khi hạt nứt nanh rồi đem gieo.

Sau khi hạt nứt nanh, bạn gieo hạt đậu cove theo hốc trên hàng. Mỗi hốc cách nhau 20 – 25 cm, và gieo mỗi hốc 2 hạt, hạt cách hạt khoảng 5 – 7 cm. Sau đó, dùng đất bột phủ một lớp dày khoảng 1cm để che hạt, rồi tưới nhẹ nước cho ẩm đất, tránh tưới quá mạnh khiến lộ hạt giống ra ngoài lớp đất.

Kỹ thuật chăm sóc đậu cove

Tưới nước

Đây là loại cây có khả năng chịu hạn và chịu úng kém do đó việc tưới nước cần chú ý để cây phát triển tốt đem lại năng suất cao nhất.

Từ khi gieo hạt đến lúc cây đạt 5 – 6 lá thật, cần đảm bảo độ ẩm cho đất khoảng 80 – 85%.  Đặc biệt nên bổ sung nước cho đậu cô ve nên vào thời điểm cây ra hoa, ra trái rộ bằng phương pháp tưới thấm là thích hợp nhất. Đây là giai đoạn cây phát triển tối đa, có bộ lá lớn, phiến lá to nên tưới nước thoải mái, không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Nên đào các rãnh nhỏ giúp đất có thể thoát nước tốt tránh gây ngập úng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.

Làm cỏ, làm giàn

Khi cây có 1 – 2 lá thì xới khắp mặt luống làm cho mặt đất tơi xốp, thông thoáng đồng thời giúp diệt trừ cỏ dại tránh cây bị tranh mất chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến phát triển.  Thời kỳ 2 – 3 lá, tiến hành xới lần 2, xới nông kết hợp làm cỏ và vun nhẹ vào gốc cây. Tiếp tục vun cao khi cây có 4 – 5 lá.

Khi cây xuất hiện tua cuốn, cần phải làm để cây có chỗ bám leo lên đồng thời tăng không gian cho cây phát triển.

Bón phân

Đậu cove cần bón thúc vào các thời kỳ cây ra 2 – 3 lá, 4 – 5 lá, cây ra hoa, quả rộ và sau khi thu hái quả đợt 1. Nên sử dụng phân hữu cơ giúp cây có thể hấp thụ nhanh hơn nữa lại an toàn và bảo vệ môi trường. Khi sử dụng phân vô cơ để bón cho đậu cove, bạn cần chú ý thời gian cách ly ít nhất là 10 ngày trước khi hái quả ăn.

Phòng trừ sâu bệnh

Một số loại sâu bệnh hại thường gặp ở đậu cô ve như sâu đục quả, dòi đục gốc, dòi đục lá, hay sâu đo xanh, bệnh đốm lá,… Do đó bạn cần thường xuyên kiểm tra xem cây có bị sâu bệnh nào gây hại hay không để có biện pháp an toàn kịp thời, tránh sâu bệnh phá hoại trên diện rộng.

Rệp cắn lá cây đậu cove

Rệp cắn lá cây đậu cove

Chú ý tới việc chăm sóc tốt cho đậu cô ve bằng cách bón phân cân đối, cắm chà, tưới nước và duy trì độ ẩm phù hợp giúp cây lớn lên khỏe mạnh, có khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt. Bên cạnh đó, kết hợp với che phủ bạt nilon là cách để hạn chế dòi đục lá, hay cỏ dại phát triển.

Nên sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc thiên địch để tiêu diệt sâu bọ nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng đồng thời bảo vệ môi trường. Khi cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu bệnh gây hại thì bạn cần sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng nồng độ – liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Sau khi sử dụng thuốc hóa học, bạn cần đảm bảo thời gian cách ly theo quy định cho cây để sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

Thu hoạch và bảo quản đậu cove

Trong vụ đông xuân, đậu cove trồng được khoảng 50 – 60 ngày sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên, còn vụ hè thu sẽ cho thu hoạch muộn hơn 10 ngày. Nên hái quả vào sáng sớm để đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng cao đồng thời quan sát quả chuyển từ màu xanh đậm sang xanh nhạt và thấy rõ vết hạt ở thân quả là có thể thu hoạch được.

Thu hoạch đậu cove đúng thời gian tránh quả bị già

Thu hoạch đậu cove đúng thời gian tránh quả bị già

Trong đậu cove có rất nhiều hợp chất hóa học tự nhiên không tốt cho cơ thể con người, tuy nhiên trong quá trình chế biến chúng ta có thể loại bỏ chúng.

Vì vậy, trước khi bảo quản đậu cove bạn hãy trần đậu qua nước sôi rồi phơi khô. Sau đó cho vào túi bảo quản ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh. Làm như vậy không những có thể đảm bảo được độ xanh tươi của rau mà mùi vị cũng không hề mất đi.

Ngoài ra bạn có thể rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào túi bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh đến khi ăn có thể lấy ra chế biến.

Rate this post

Menu chính