Cách trồng gừng hiệu quả đem lại năng suất cao

Cách trồng gừng hiệu quả đem lại năng suất cao

Gừng xưa nay vẫn được biết là loại củ có nhiều công dụng từ việc làm hương liệu cho chế biến món ăn hay hỗ trợ điều trị sức khỏe con người. Bài viết hôm nay của Lisado sẽ giới thiệu đến bạn đọc cách trồng gừng hiệu quả đem lại năng suất cao.

Cây gừng có đặc điểm như thế nào?

Gừng là một loại thực vật thân thảo, thường được trồng làm gia vị hoặc thuốc.

Đây là loại cây có thân rễ mập, mọng thịt, phân nhiều nhánh, phiến lá hình mác hay thẳng-hình mác với kích thước khoảng 15–30 cm × 2-2,5 cm, đỉnh thon nhỏ dần-nhọn thon, đáy hẹp hay nhọn, màu xanh lục, sắp xếp so le. Hoa gừng thường mọc thành từng cụm từ thân rễ màu xanh lục nhạt đôi khi màu ánh vàng ở mép, các lá bắc trên màu xanh lục hoặc vàng nhạt, đỉnh có mấu nhọn.

Cây gừng có nhiều công dụng trong cuộc sống

Cây gừng có nhiều công dụng trong cuộc sống

Đây là loại cây được phát hiện vào rất sớm và có nhiều ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.

Nên trồng gừng vào thời gian nào?

Nhìn chung gừng là loại cây dễ trồng và dễ sống do đó có thể trồng được nhiều thời điểm trong năm. Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất là vào đầu xuân hoặc cuối xuân. Ngoài ra bạn vẫn có thể trồng gừng trong giai đoạn cuối năm từ tháng 10-12.

Chuẩn bị trước khi trồng gừng

Chọn giống trồng gừng

Thông thường khi trồng gừng người ta thường dùng củ làm giống trồng gừng luôn chứ không trồng bằng hạt hay các phương pháp khác.

Hiện nay có rất nhiều giống gừng khác nhau tuy nhiên nếu trồng gừng với mục đích phục vụ nhu cầu ăn uống của gia đình nên chọn những loại gừng có củ nhỏ thường được gọi là gừng ta bởi loại gừng này sẽ cay và thơm hơn, cây sau khi lớn cũng không quá cao, hạn chế gãy lá. Đặc biệt nên chọn những củ thân dày, trơn nhẵn, vỏ nguyên vẹn, không bị khô héo và bỏ đi phần gốc của gừng giống.

Chuẩn bị đất trồng gừng

Gừng cũng được xếp vào hàng cây dễ trồng, không kén đất nhưng để tốt nhất bạn vẫn nên sử dụng loại đất tơi xốp, dễ thoát nước. Ngoài ra bạn có thể mua đất trồng được trộn sẵn tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp để đảm bảo tỉ lệ dinh dưỡng và sạch mầm bệnh hoặc tự trộn đất sạch với trấu sống, tro trấu với phân giun quế theo tỉ lệ 1:2:1 để dùng làm đất trồng.

Ngoài ra hiện nay chúng ta có thể trồng gừng trên hệ thống thủy canh mà không cần dùng đến đất. Đây được xem là một kỹ thuật trồng hiện đại đang dần du nhập và phát triển ở nhiều nơi trên cả nước.

Lisado tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp sạch với việc sử dụng hệ thống thủy canh vào sản xuất. Chúng tôi cung cấp trọn gói các dịch vụ nuôi trồng thủy canh đến hệ thống nhà màng, nhà lưới sản xuất nông nghiệp.

Để tìm hiểu chi tiết mời bạn đọc click tại trồng rau thủy canh.

Cách trồng gừng hiệu quả đem lại năng suất cao

Xử lý gừng giống

Ngâm gừng trong nước khoảng 1 đêm nhằm mục đích giúp các mắt gừng nảy mầm đều nhau. Sau khi ngâm xong, bạn dùng dao cắt gừng thành nhiều phần, mỗi phần khoảng 40 đến 60g tức khoảng 3 đốt ngón tay, mỗi phần này có tầm 3-4 mắt gừng.

Ngâm và cắt mắt gừng

Ngâm và cắt mắt gừng

Để tăng hiệu quả nảy mầm của gừng bạn có thể ủ gừng trong trấu và khăn ẩm đến và tưới nước thường xuyên đến khi mấu gừng mọc mầm thì đem đi trồng.

Trồng gừng

Thông thường người ta trồng gừng trên rất nhiều vật liệu như xô, chậu, bao tải hoặc có thể trồng cả vườn theo quy mô lớn. Tuy nhiên trồng cách nào cũng đều cần đảm bảo thoát nước tốt và thông thoáng để gừng phát triển tốt nhất.

Trên mỗi luống trồng thành 2 hàng so le nhau với hàng cách hàng 40 – 50 cm và cây cách cây 30 – 40 cm. Đặt hom gừng đã qua xử lý vào sâu 5 – 7 cm, mắt mầm/chồi hướng lên hoặc hướng ngang, lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.

Đối với những gia đình trồng trong chậu nên vùi 2-3 hom vào từng chậu hoặc các dụng cụ khác căn cứ độ rộng hẹp để trồng phù hợp.

Sau khi trồng, gừng cần được tưới nước 2 đến 3 lần mỗi ngày. Lượng nước tưới vừa phải, không nên tưới quá nhiều hoặc quá thường xuyên, gừng sẽ bị úng nước và củ có thể bị thối.

Chăm sóc cây gừng

Tưới nước

Gừng ưa ẩm nhưng lại không chịu được úng do đó việc tưới nước cho cây cần được chú ý. Trong giai đoạn mới trồng nên tưới nước khoảng 2 lần/ngày nhưng khi cây đã ra nhiều lá thì chỉ cần tưới 1 lần/ngày. Khi gần thu hoạch thì nên cắt nước để chất lượng củ gừng đạt tốt nhất.

Lưu ý gừng là cây phát triển tốt ở nơi có ánh sáng và thích hợp nhất là khoảng 6h chiếu sáng một ngày.

Bón phân

Nên bón thúc bằng các loại phân hữu cơ an toàn với con người và môi trường, nên hòa tan lượng nhỏ phân vào nước rồi tưới cho cây, khoảng 2 tháng bón 1 lần.

Để cây phát triển đạt năng suất cao nhất nên chú ý nhổ cỏ dại và vun xới đất thường xuyên để che kín nhánh gừng.

Phòng trừ sâu bệnh 

Gừng là một loại cây khá ít sâu bệnh tuy nhiên khi mầm gừng mới nhú dễ bị ốc sên ăn nên bạn cần chú ý giai đoạn này.

Một số bệnh thường gặp của gừng như thối củ, rễ, thân hoặc cháy lá, khô lá…bạn có thể nhổ bỏ cả gốc gừng tránh lây lan trên diện rộng hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý.

Thu hoạch và bảo quản gừng

Sau khoảng 7 đến 8 tháng kể từ ngày trồng, lá gừng sẽ rụng hết. Đây là dấu hiệu gừng có thể thu hoạch. Bạn chỉ cần đào củ lên và sử dụng hoặc bảo quản gừng nơi khô ráo, thoáng mát để dùng dần.

Công dụng của gừng với sức khỏe con người

Gừng có nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số công dụng cụ thể của gừng:

Gừng hỗ trợ giảm viêm khớp

Hoạt tính sinh học có trong củ gừng giúp ngăn chặn sự hình thành của leukotrienes gây viêm của những bệnh nhân viêm khớp.

Gừng cải thiện tiêu hóa

Các hoạt chất trong gừng kích thích sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày xuống ruột non, làm tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa. Chúng cũng làm giảm chướng bụng và đầy hơi. Điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với những người mắc chứng khó tiêu.

Blog liên quan: Cách nhận biết rau cải sạch các chị em nhất định phải biết | Lisado

Gừng ngăn ngừa bệnh ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra 1 số hợp chất có trong gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào gây thay đổi DNA, hình thành khối u, làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị.

Gừng cải thiện độ nhạy của insulin

Nghiên cứu đã chứng minh bổ sung gừng đã giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và tỷ lệ trao đổi chất. Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2, có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói.

Gừng giúp bảo vệ răng miệng

Sức mạnh kháng khuẩn của gừng giúp bảo vệ răng miệng luôn khỏe mạnh. Các hợp chất hoạt tính trong gừng được gọi là gingerols ngăn vi khuẩn miệng phát triển. Những vi khuẩn này chính là những vi khuẩn có thể gây ra bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu răng nghiêm trọng.

Xem thêm: Các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh và cách phòng trừ | Lisado

Gừng giúp giảm đau co thắt thời kỳ kinh nguyệt

Chứng co thắt kinh nguyệt xảy ra do tăng nồng độ hormone prostaglandin trong cơ thể. Đây là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đau, co thắt và sốt khi tới kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Trong gừng có tác dụng hạ thấp mức prostaglandin từ đó giúp làm giảm đau và giảm co thắt do kinh nguyệt.

Gừng cải thiện đau bụng kỳ kinh nguyệt

Gừng cải thiện đau bụng kỳ kinh nguyệt

Trong 1 khảo sát, những phụ nữ dùng 1.500 mg bột gừng mỗi ngày một lần trong 3 ngày trong chu kỳ của họ sẽ cảm thấy ít đau hơn những phụ nữ không dùng.

Gừng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người tuy nhiên cần sử dụng chúng phù hợp tránh lạm dụng quá nhiều dễ gây nóng trong vì tính nóng của gừng.

Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.

Có thể bạn quan tâm: Bất ngờ với những Giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt | Lisado

Menu chính