Cách trồng rau nhút đơn giản, hiệu quả cao

Cách trồng rau nhút đơn giản, hiệu quả cao

Rau nhút được biết đến là loại rau có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người như an thần, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu… Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách trồng loại cây này đem lại hiệu quả cao. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Lisado để tìm hiểu về cách trồng rau nhút đơn giản mà hiệu quả lại cực kỳ cao.

Rau nhút là rau gì?

Rau nhút hay còn gọi là rau rút là một loại cây thân thảo xốp, sống dưới nước, thường được trồng hoặc tự mọc ở các vùng ao hồ và mọc bò lên mặt nước. Thân cây rau nhút có những mô khí màu trắng, bên trong xốp, trông giống như chiếc phao giúp chúng nổi được trên mặt nước.

Lá rau nhút nhìn khá giống lá cây trinh nữ và có độ nhạy cảm tương tự. Hoa rau nhút có kích thước nhỏ, mọc thành cụm và có màu vàng ánh lục. Quả của cây rau nhút có hình dạng giống như quả đậu, dẹp với chiều dài từ 2,5-5cm.

Nên trồng rau nhút vào mùa nào?

Cây rau nhút là loại cây ưa khí hậu nóng, không chịu được thời tiết lạnh do đó nếu những vùng có thời tiết ấm nóng như miền Trung hoặc miền Nam về cơ bản có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên ở miền Bắc do có mùa đông lạnh nên thời vụ thích hợp nhất để trồng rau nhút là từ tháng 3 đến tháng 9, thích hợp nhất là vào tháng 5.

Chuẩn bị những gì để trồng rau nhút?

Chuẩn bị giống

Thông thường trồng rau nhút có thể trồng bằng hạt hoặc trồng bằng cách giâm cành nhút tuy nhiên phương pháp trồng bằng cành vẫn được lựa chọn nhiều nhất.

Chọn những gốc rau nhút khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, mỗi đoạn dài từ 3 – 4cm để làm giống.

Chuẩn bị đất trồng

Rau nhút là loại rau ưa nước, rất thích hợp với đất sình, trũng hay đầm lầy… Rau phát triển dưới nước sẽ tốt hơn trên cạn rất nhiều do đó để đảm bảo năng suất cao nhất bạn nên lựa chọn vị trí trồng thích hợp. Tuy nhiên một số hộ gia đình không gian có hạn vẫn có thể trồng rau nhút trong các thùng xốp.

Để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Blog liên quan: Cách nhận biết rau cải sạch các chị em nhất định phải biết | Lisado

Cách trồng rau nhút đơn giản

Trồng rau nhút bằng hạt

Hạt rau nhút khá cứng và khó ngấm nước. Do đó, trước khi đem ngâm, bạn trà cho trầy xước lớp vỏ hạt dễ ngấm nước hơn.

Cẩn thận dùng dao sắc cứa phần vỏ hạt tại phần đuôi hạt, sau đó đem hạt ngâm vào nước ấm với tỷ lệ 3 sôi : 2 lạnh. Hàng ngày kiểm tra hạt và thay nước, vớt những hạt đã nảy mầm trước ra tra vào bầu đất hoặc gieo luống đất ẩm. Cây sau 2-3 tuần đạt độ cao 10 – 15cm thì nhổ ra trồng trên ruộng nước trồng.

Trồng rau nhút bằng thân

Đem các thân đã chuẩn bị làm giống từ trước đó đi cấy trên các ruộng nước đã chuẩn bị từ trước.

Khi mới cấy nên giữ mực nước trọng ruộng từ 20 – 25cm. Rau nhút sinh trưởng và phát triển rất nhanh, rất khỏe, vì vậy nên trồng thành từng khóm, mỗi khóm 2 ngọn giống dài 20 – 25cm, khoảng cách 1m x 1m.

Kỹ thuật chăm sóc rau nhút đem lại hiệu quả cao

Rau nhút là loại cây có sức sống khá mạnh và dễ chăm sóc do đó chỉ cần chú trọng đến việc bón phân bổ sung dinh dưỡng cho chúng là chủ yếu.

Khi cây đã bén rễ, hồi xanh (15 – 20 ngày sau cấy) cần tháo thêm nước vào và luôn giữ ở mức từ 30 – 40cm, tiến hành bón thúc bằng phân hữu cơ, phân dê, phân gà, phân bò… để rau nhút sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh nhiều.

Sau mỗi đợt thu hái thì tiếp tục bón thêm phân, khối lượng tăng dần tùy theo sản lượng thu hoạch để giúp cây nhanh hồi phục và tái sinh. Nên sử dụng các loại phân vi sinh, phân hữu cơ nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm: Bất ngờ với những Giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt | Lisado

Thu hoạch rau nhút như thế nào?

Rau nhút sau khi trồng có thể được thu hoạch rất nhanh khoảng 1,5 tháng là có thể thu hoạch, sau đó từ 7 – 10 ngày thì thu hoạch tiếp. Rau nhút có thể thu hoạch liên tục từ 4-6 tháng nếu bạn chăm sóc đúng kỹ thuật.

Thu hoạch rau nhút

Thu hoạch rau nhút

Công dụng và cách chế biến rau nhút

Theo Đông y, rau nhút có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng an thần, mát gan, giải nhiệt, có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như:

  • Hỗ trợ điều trị táo bón, đầy hơi, khó tiêu, tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Hỗ trợ chứng mất ngủ.
  • Khắc phục tình trạng bệnh bướu cổ.
  • Hạ sốt, thanh nhiệt, giải độc, trị mụn, trị nóng trong.
  • Thông huyết mạch, lợi tiểu, tiêu viêm, nhuận tràng…

Loại rau này thường được chế biến rất đa dạng như canh chua, canh sườn, canh khoai sọ, canh cá, canh nghêu… Thân non và quả của cây rau nhút cũng có thể chế biến thành các món ăn thơm ngon.

Canh khoai sọ rau nhút

Canh khoai sọ rau nhút

Tuy nhiên khi sử dụng rau nhút nên chú ý không nên sử dụng cho người có thể trạng yếu, trẻ em không nên ăn rau nhút bởi loại rau này có tính hàn, không tốt cho người bị yếu bụng, thể hàn, dễ gây tiêu chảy hoặc đau bụng ở trẻ em.

Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau nhút, đặc biệt là rau nhút sống bởi môi trường sống của loại rau này là ở dưới nước, dễ nhiễm giun sán hoặc các mầm bệnh nguy hiểm, không tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Rau nhút có khả năng hút một số kim loại nặng như kẽm, đồng và chì trong môi trường sống của chúng nên việc ăn nhiều rau nhút có thể gây ra tích tụ các kim loại nặng trong cơ thể.

Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.

Blog liên quan: Cách nhận biết rau cải sạch các chị em nhất định phải biết | Lisado

1.3/5 - (3 bình chọn)

Menu chính