Cách trồng mướp sai trĩu quả cho người mới bắt đầu

Cách trồng mướp sai quả cho người mới bắt đầu

Bạn đang muốn tìm hiểu cách trồng mướp hiệu quả năm 2023 Mướp là loại quả giàu chất dinh dưỡng và có mùi thơm đặc trưng thường được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt Nam. Tuy nhiên ít người biết cách chăm sóc loài cây này đúng kỹ thuật để đem lại năng suất cao. Do đó mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết dưới đây của Lisado nhằm biết cách trồng mướp sai quả cho người mới bắt đầu.

Cách trồng mướp sai quả cho người mới bắt đầu

Đặc tính của cây mướp

Mướp hay mướp ta, mướp hương, mướp gối…là loài thực vật có hoa thuộc họ bầu bí, thuộc dạng dây leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6–8 cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.

Quả mướp hương

Quả mướp hương

Trong quả mướp có chất saponin, chất nhầy, xylan, chất bép protein (1.5%) vitamin B và C, muối nitrat cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong nhân hạt có 41 – 45 % chất dầu. Theo đông y, quả mướp có vị ngọt, thanh nhiệt, trừ phong thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, mát máu, giải độc, thông kinh mạch, làm ra sữa, khỏi lở, sưng đau nhức và bổ khí an thai chính vì thế loại quả này thường được dùng nhiều trong các mâm cơm gia đình vừa ngon mát lại tốt cho sức khỏe.

Tham khảo bài nghiên cứu của cục an toàn thực phẩm về tác dụng quả mướp: https://vfa.gov.vn/dinh-duong-hop-ly/cong-dung-tuyet-vo-cua-qua-muop.html

Nên trồng mướp vào mùa nào?

Các loại mướp thông thường được trồng vào mùa xuân, ở miền Bắc vụ chính từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau còn miền Nam với khí hậu ấm áp hơn nên trồng 2 vụ chính là Đông Xuân và Xuân Hè.

Cách trồng mướp sai trĩu quả cho người mới bắt đầu

Chuẩn bị đất trồng

Loại đất tốt nhất trồng cây mướp chính là loại đất tơi xốp, có hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra để đảm bảo tỷ lệ chất dinh dưỡng có trong đất bạn có thể mua các đất hữu cơ có bán sẵn tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Bạn cũng có thể tự trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế (theo tỉ lệ 50 – 50), thêm chút vỏ trấu lên trên bề mặt đây khi gieo hạt.

Ủ hạt mướp

Ngâm hạt giống mướp trong nước pha theo tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh, trong vòng từ 4 – 6 tiếng. Sau đó vớt ra, rửa sạch rồi đem ủ vào khăn ẩm, trong khoảng thời gian 36 – 48 tiếng, khi thấy hạt nứt nanh thì đem gieo trồng.

Gieo hạt mướp

Gieo hạt mướp xuống đất với độ sâu khoảng 1cm rồi lấp đất. Lưu ý chọn ngày nắng ấm để gieo hạt như vậy hạt sẽ chóng nảy mầm.

Kỹ thuật chăm sóc mướp đúng cách

Tưới nước

Mướp là loại cây không chịu được úng chính vì thế khi tưới nước cần chú ý tưới một lượng vừa đủ, thấm đất, tùy theo độ ẩm và độ thấm nước của đất.

Lưu ý: Không để nước đọng quá 10 tiếng trong các rãnh trồng nước bởi chúng có thể làm cây chết úng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

Làm cỏ

Loại bỏ cỏ dại xung quanh gốc mướp giúp cây trồng có đủ dinh dưỡng để phát triển đồng thời loại bỏ môi trường phát sinh sâu bệnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Bón phân

Bón lót bằng lượng nhỏ phân organic nhằm cung cấp dưỡng chất đầu tiên cho cây khi mới trồng xuống. Tuy nhiên không nên bón nhiều bởi nếu bón nhiều chỉ tốt dây, tốt lá ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ kết quả.

Cây được 20 ngày cần được bón thúc bằng nước phân pha loãng. Sau đó, cứ 20 ngày lại bón thúc cho cây một lần nhằm vào giữa hai kỳ hoa tạo điều kiện cho cây có sức ra được nhiều hoa quả.

Lưu ý khi bón phân bạn nên sử dụng các sản phẩm hữu cơ, an toàn với con người và môi trường đồng thời đảm bảo chất lượng quả trồng.

Lisado hiện đang cung cấp rất nhiều các sản phẩm phân bón từ thổ canh đến thủy canh, thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe của con người. Mời bạn đọc truy cập tại đây. ( click chuột ngay để tìm hiểu)

Blog liên quan: Cách nhận biết rau cải sạch các chị em nhất định phải biết | Lisado

Làm giàn 

Khi mướp mọc được 2 – 3 lá thật cần chuẩn bị làm giàn cho mướp leo. Cây cao 20cm cần được cắm mỗi hốc 1 cây dóc để mướp leo lên giàn. Giàn mướp nên được làm kiểu mái bằng. Hệ thống giàn cần được làm vững chắc, giàn cao 2 m, bắt dây bò đều trên giàn. Khi mướp đã lên giàn nên tỉa bỏ hết lá ở gốc cho thoáng nhằm giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi ngọn và ra quả.

Làm giàn cho mướp có môi trường phát triển

Làm giàn cho mướp có môi trường phát triển

Phòng trừ sâu bệnh

Dưới đây là một số loại côn trùng phá hại và cách phòng trừ như sau:

  • Chuột: Cắn phá hạt lúc gieo dùng thuốc chuột Phosphure kẽm, Clerat, bẫy hoặc sau khi gieo nên phun thuốc trừ sâu có mùi hôi làm chuột không dám đến gần
  • Dế, sâu đất, sùng đất: Ăn đứt rễ mầm hạt giống, đọt non, cây non, xử lý Basudin hạt vào đất 10 – 15 kg/ha (xử lý thuốc dọc theo đất trồng),rải 20 – 30 hạt Basudin/hốc sau khi gieo
  • Bọ rùa: Ăn lá non, đọt non, phun Peran, Cyperin….
  • Sâu vẽ bùa: Sâu đục lòn dưới lớp biểu bì, làm lá dễ bị khô cháy, nhiễm bệnh dẫn đến thất thu năng suất, xử lý: Thianmectin 0.5 ME
  • Sâu xanh, sâu ăn tạp: Cắn phá lá non, đọt non, bông, trái mướp suốt từ cây con đến thu hoạch, xử lý: Thianmectin 0.5 ME, Peran, Amate
  • Bọ trĩ, rầy mềm, rầy bông: Chích hút nhực đọt non, lá non làm cây kém phát triển dẫn đến năng suất kém, xử lý: Oncol, Confidor, Decis…
  • Rầy trắng, rầy xanh: Chích hút nhựa, truyền bệnh virus làm cây không phát triển. Xử lý: Mospilan, Oncol, Thianmectin 0.5 ME + Dầu khoáng

Một số bệnh phổ biến của mướp:

  • Bệnh thối cổ rễ: Vết bệnh xuất hiện tiếp giáp với mặt đất giữa rễ và thân. Phòng trừ: No Mildew 25 WP, Bảo Đắc tưới rễ, Marthian 90 SP
  • Cháy lá, đốm lá: Trên lá xuất hiện những đốm bệnh màu nâu đến màu xám. Xử lý: Than M 80WP, hoặc Bavisan 50 WP + No Mildew 25WP
  • Thán thư và đốm lá do vi khuẩn: Các đốm bệnh xuất hiện trên lá già, nếu bệnh nặng có thể lây lan qua trái. Xử lý: Marthian 90 SP, No Mildew 25 WP, Thane M 80WP,…
  • Sương mai: Đốm bệnh xuất hiện trên lá khi ẩm độ khho6ng khí cao, nếu bị nặng có thể thất thu năng suất. Xử lý: Thane M 80WP, Amikta…
  • Bệnh héo xanh: Khi ẩm độ đất cao, nấm bệnh dễ xâm nhập vào rễ, làm cho cây chết héo đột ngột. Trồng trên đất thoát nước tốt, phun thuốc Marthian 90 SP…

Có thể bạn quan tâm: Bất ngờ với những Giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt | Lisado

Thu hoạch và bảo quản mướp

Từ lúc gieo trồng 80 – 100 ngày thì cây mướp cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài đến tháng 9 tuy nhiên thời gian thu hoạch này sẽ có sự biến đổi giữa các giống. Khi thu hoạch mướp nên cắt dài cuống để có thể bảo quản được lâu, tránh bẻ đầu khiến mướp dễ bị vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng.

Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản mướp là khoảng 10 độ, độ ẩm của môi trường bắt buộc phải cao do đó đầu tiên chúng ta hãy làm ướt bề mặt mướp bằng tay.

Sau đó cho mướp ướt vào túi giữ tươi sạch, thắt nút miệng túi và buộc kín lại bảo quản ở nơi thoáng mát tại nhà, nếu nhiệt độ cao quá chị em cũng có thể ngâm vào thùng với nước sạch, để sau 10 ngày mướp vẫn tươi ngon nhé!

Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.

Xem thêm: Các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh và cách phòng trừ | Lisado

Menu chính