Cách trồng rau ngót đơn giản, hiệu quả, đem lại năng suất cao

Cách trồng rau ngót đơn giản, hiệu quả, đem lại năng suất cao

Rau ngót là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh lại có giá trị dinh dưỡng cao đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Chính vì thế mà Lisado muốn giới thiệu đến bạn đọc cách trồng rau ngót đơn giản, hiệu quả mà năng suất cao thông qua bài viết dưới đây, mời bạn đọc theo dõi và đón nhận.

Đặc tính và công dụng của rau ngót

Rau ngót, bù ngót, bồ ngót, hay rau tuốt là một loài cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới Á châu, ngày nay chúng được trồng như một loại rau ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Rau ngót được trồng nhiều ở Việt Nam

Rau ngót được trồng nhiều ở Việt Nam

Rau ngót thuộc dạng cây bụi, có thể cao đến 2m, phần thân khi già cứng chuyển màu nâu. Lá cây rau ngót hình bầu dục, mọc so le, sắc lá màu lục thẫm. Trái ngót giống trái cà pháo nhưng kích thước nhỏ hơn.

Được biết đến là loại rau giàu chất dinh dưỡng bởi chúng hàm lượng đạm cao, nhiều vitamin như A,C,K…cùng nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể. Chính vì thành phần dinh dưỡng phong phú nên rau ngót có rất nhiều công dụng đối với con người. Rau được chế biến thành các món ăn bổ dưỡng hoặc được dùng như một vị thuốc đông y.

Theo các ghi chép của y học cổ truyền, lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Cả lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc. Rễ còn có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp. Khi dùng làm thuốc thường chọn những cây sống 2 năm trở lên.

Nên trồng rau ngót vào mùa nào?

Rau ngót được đánh giá là loại cây khá dễ trồng, nhìn chung đối với những vùng có khí hậu ấm áp thì có thể trồng quanh năm nhưng để nói về thời vụ trồng thích hợp nhất cho rau ngót đó là vào khoảng tháng 2 hàng năm để đến mùa hè tháng 3 tháng 4 sẽ có rau ngót ăn.

Blog liên quan: Cách nhận biết rau cải sạch các chị em nhất định phải biết | Lisado

Cách trồng rau ngót đơn giản, hiệu quả đem lại năng suất cao

Chuẩn bị đất trồng rau ngót

Rau ngót có khả năng sinh trưởng tốt trên mọi loại đất, nhưng thích hợp nhất là trồng trên đất thịt nhiều mùn và độ ẩm cao, tốt nhất vẫn là đất thịt pha sét vừa dễ canh tác mà lại giữ ẩm tốt để trồng.

Trước khi trồng rau nên làm đất thật kỹ, phơi nắng và làm sạch cỏ để sạch sâu bệnh và cỏ dại giúp cây phát triển tốt nhất. Nên bón lót cho rau bằng các loại phân hữu cơ an toàn với môi trường, con người tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng phân chuồng, phân rác và một ít đạm, lân, kali để cho cây phát triển nhanh giai đoạn đầu. Lên luống rộng 70cm, trên mỗi luống xẻ rãnh trồng 2 hàng cách nhau 40cm, khóm cách khóm 20cm.

Cách trồng rau ngót

Rau ngót thường được trồng chủ yếu bằng hạt hoặc giâm cành, tuy nhiên việc giâm cành thường phổ biến hơn.

Đối với những ai trồng bằng hạt nên chú ý mua hạt tại các cơ sở vật tư nông nghiệp uy tín nhằm đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cũng như sức sống của giống.

Đối với những ai trồng bằng phương pháp giâm cành nên chú ý:

  • Chọn cành khỏe không bị sâu bệnh hại, cành không già, không non (cành vừa hóa nâu) để làm cành giống.
  • Sử dụng các loại đất hữu cơ chuyên dụng hoặc tro trấu hoặc trấu đã được ủ hoai để làm giá thể giâm cành.
  • Cắt xéo từng đoạn cành dài 20 – 25 cm đem giâm, cành đặt nghiêng so với mặt liếp khoảng 45 độ, vùi đất sâu 2/3 đoạn cành rồi lấp đất kỹ để cây nảy nhiều chồi. Để cành mau ra rễ, trước khi giâm ta nhúng cành vào dung dịch kích rễ.
Giâm cành rau ngót 

Giâm cành rau ngót

Kỹ thuật chăm sóc rau ngót chuẩn nhất

Tưới nước, làm cỏ

Khoảng thời gian sau khi trồng là quan trọng nhất, nên tưới nước cho cây 2 lần ngày vào sáng vào chiều tùy vào tình hình thời tiết từng ngày. Thường xuyên nhổ cỏ đồng thời vun xới  đất giúp cây thoáng khí và phát triển tốt tuy nhiên đối với những cây còn nhỏ, mới trồng bạn chỉ nên nhỏ cỏ tránh xới đất ảnh hưởng đến hệ thống rễ cây mới trồng.

Bón phân

Tiến hành bón thúc sau 15 – 20 ngày đối với những ai giâm cành.

1 tháng sau khi trồng bạn bắt đầu bón thúc cho cây. Phân bón cây thường là phân chuồng ủ hoai mục, phân hữu cơ hoặc phân ure. Bạn pha urê với nước rồi tưới vào gốc cây.

Tiếp theo lần bón thúc đầu, cách 7 – 10 ngày 1 lần bạn bón thêm đạm, lân để cây nhanh lớn và cho năng suất tốt.

Cây rau ngót sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh tuy nhiên cây cũng sẽ có một số loại sâu bệnh phổ biến như sâu hay rầy phá hại.  Do đó chúng ta cần chú ý đến từng giai đoạn phát triển của cây nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng. Khi phát hiện sâu bệnh nên sử dụng các phương pháp thủ công, các chế phẩm sinh học để tiêu diệt, trong tình huống bắt buộc phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên tuân thủ nguyên tắc 4 đúng nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.

Có thể bạn quan tâm: Bất ngờ với những Giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt | Lisado

Thu hoạch và bảo quản rau ngót

Rau ngót sinh trưởng rất nhanh và ít sâu bệnh, 45- 60 ngày sau trồng có thể tiến hành thu hoạch đợt đầu tiên, các đợt tiếp theo cách nhau 25- 35 ngày. Với một luống rau ngót được trồng có thể cho thu hoạch liên tiếp trong vòng vài năm. Khi nào thấy cây già và cằn cỗi thì mới phải thay bằng cách trồng lại.

Thu hoạch rau ngót 

Thu hoạch rau ngót

Thu hoạch rau ngót bằng cách lấy kéo hoặc dao cắt cành hoặc hái lá. Sản phẩm sau thu hoạch phải được đựng trong bao bì chuyên dụng.

Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.

Xem thêm: Các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh và cách phòng trừ | Lisado

Rate this post

Menu chính