Cách trồng và chăm sóc đu đủ theo phương pháp tưới nhỏ giọt
Cách trồng và chăm sóc đu đủ theo phương pháp tưới nhỏ giọt là gì? Rất nhiều hộ nông dân đã gia tăng năng suất thu hoạch đu đủ lên 120 – 140% nhờ lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt thông minh. Vậy phương pháp trồng và chăm sóc đu đủ bằng phương pháp tưới nhỏ giọt có điểm mạnh gì mà mang lại hiệu quả kinh tế cao đến vậy.
Thời vụ trồng đu đủ
Nội dung chính:
Cây đu đủ là loại cây dễ trồng, có thể trồng quanh năm đều được, thường trồng 2 vụ chính:
Vụ Thu: trồng từ tháng 9 – 10 để thu hoạch quả từ tháng 5
Vụ Xuân hè: Trồng tháng 3 – 4 thu hoạch vào tháng 10 -11, vụ này quả cũng thu hoạch vào dịp tết nguyên đán để đáp ứng nhu cầu sắm mâm hũ quả thờ gia tiên, đồng thời giá trị kinh tế mang lại cũng cao hơn.
Để trồng đu đủ, bạn cần chuẩn bị hạt giống, ngâm với nước sôi nhiệt độ khoảng 30 – 40 độ C trong 5 tiếng, gói vào vải cotton mềm ủ trong 4 – 5 ngày. Đến khi các hạt nứt vỏ, ra rễ, mầm con thì đem đi ươm. Bạn chuẩn bị túi nilon kích thước 5x8cm, cho đất phù sa, trộn với phân chuồng hoai mục vào đầy túi, phía dưới túi có lỗ thoát nước, cho mỗi túi 1 hạt giữa túi bầu, phủ đất lên trên.
Hàng ngày đều đặn tưới nước, nên có mái che để tránh tình trạng mưa, nắng to ảnh hưởng đến chất lượng nảy mầm, phát triển cây con. Hàng ngày đều đặn tưới nước để cung cấp độ ẩm giúp hạt đu đủ ra rễ và mọc nhanh hơn. Đến khi cây cao tầm 10 – 15cm, có 4 – 5 lá thì bắt đầu đem trồng. Kích thước hố trồng dài x rộng x sâu tương ứng là 40 x 40 x 35cm.
Khoảng cách trồng cây đu đủ theo phương pháp tưới nhỏ giọt
Khoảng cách luống, lối đi: Thường thì đu đủ ít khi được trồng theo luống, đa phần sẽ là mọi người san phẳng diện tích đất, phân chia thành các hàng thẳng tăm tắp để trồng, thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, cũng như thuận tiện hơn cho việc dọn cỏ, bón phân sau này. Khoảng cách lối đi trung bình rộng từ 2.5 đến 3m.
Khoảng cách cây: Cây đu đủ cao, tán lá rộng nên bà con nên trồng với khoảng cách cây từ 2 – 3m. Điều này đảm bảo cây có đủ diện tích phát triển, nhận được ánh sáng mặt trời đầy đủ, giúp cây quang hợp tốt, quả phát triển to, mau chính.
Khoảng cách bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt: Dựa vào khoảng cách giữa các cây đu đủ mà khoảng cách bố trí dây/ ống tưới nhỏ giọt với các mắt tưới cần phù hợp. Như đã nói ở trên thì khoảng cách giữa các cây đu đủ là từ 2 đến 3m, do vậy bà con cũng cần lắp đặt các ống dây tưới có các mắt tưới khoảng cách 2 – 3m, đảm bảo mỗi gốc cây đu đủ có 1 mắt tưới, giúp cung cấp độ ẩm cho cây từ lúc còn nhỏ đến khi sinh trưởng và thu hoạch.
Độ ẩm và lưu lượng nước tưới cây đu đủ theo giai đoạn
Nhu cầu về nước, độ ẩm của cây đu đủ trong từng giai đoạn sẽ có sự khác biệt.
Lúc ươm: Bạn nên tưới đều đặn hàng ngày khoảng 1 – 2 lần, tưới nhẹ nhàng để tránh làm xói mòn đất, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt giống.
Lúc cây con: Đu đủ mới trồng xuống hố trong tuần đầu tiên trồng nên tưới 2 lần, sáng – chiều tối để cây mau chóng hồi, phát triển rễ. Sau đó duy trì 3 – 5 ngày tưới 1 lần, độ ẩm đất dao động 60 -70%.
Lúc cây trưởng thành: Giai đoạn cây ra hoa, bạn cần thường xuyên tưới nước cho cây, trung bình 3 ngày tưới 1 lần, độ ẩm đất cần đạt khoảng 70%.
Lúc sắp thu hoạch: Thời điểm sắp thu hoạch, bạn nên tránh tưới nhiều nước quá, việc này sẽ giúp quả đu đủ được ngọt và thơm hơn. Trung bình khoảng 5 – 7 ngày tưới 1 lần, độ ẩm của đất khoảng 50% là được.
Ưu điểm của tưới nhỏ giọt cho cây đu đủ
Trồng và chăm sóc cây đu đủ theo phương pháp tưới nhỏ giọt hội tụ rất nhiều ưu điểm vượt trội:
Tiết kiệm nước, phân bón: Nước thông qua các ống/ dây tưới nhỏ giọt sẽ thẩm thấu từ từ vào đất xung quanh gốc rễ cây đu đủ, ngăn tình trạng thừa nước lênh láng như phương pháp tưới rãnh. Người trồng có thể điều chỉnh lưu lượng nước tưới phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây, phù hợp với điều kiện khí hậu từng vùng.
Nước tưới không bị bốc hơi nhiều, nhờ vậy đất tưới luôn trong tình trạng ẩm, ước tính hệ thống tưới nhỏ giọt giúp bà con tiết kiệm đến 50% lượng nước so với phương pháp truyền thống. Ngoài ra thì do tưới nhỏ giọt lực tác động của nước xuống đất nhỏ nên không làm rửa trôi phân bón, do vậy cũng tiết kiệm được 20 – 30% phân bón.
Tiết kiệm sức lao động: Với các diện tích trồng cây đu đủ vài hecta thì việc tưới tiêu vào mùa khô tốn rất nhiều công sức, thậm chí chủ vườn phải thuê nhân công tốn kém. Giờ đây chỉ cần những thao tác điều khiển máy bơm, hệ thống trung tâm là bạn đã có thể vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt trơn tru, cung cấp đủ nước, tránh cây bị khô héo do thiếu nước.
Tiết kiệm chi phí về lâu về dài: Chi phí ban đầu bỏ ra để đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt trên diện tích quy mô cây trồng hàng nghìn m2 không rẻ. Thế nhưng chỉ sau 2 – 3 vụ là người trồng đã có thể thu hồi lại vốn. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của hệ thống tưới nhỏ giọt lên tới 10 năm, thậm chí hơn nếu người dùng sử dụng đúng cách.
Tăng năng suất cây trồng: Đu đủ trồng bằng phương pháp tưới nhỏ giọt giúp cây phát triển mập mạp, ra nhiều hoa, đậu quả nhiều, quả to, nặng, năng suất thu hoạch tăng đáng kể.
Thời gian thu hoạch đu đủ
Cây đu đủ kể từ lúc gieo trồng sau khoảng 6 – 7 tháng sẽ cho thu hoạch. Nếu muốn bán đu đủ xanh để làm nộm thì bạn có thể chọn những quả xanh thẫm, trường hợp thu quả để ăn chín thì nên lựa những quả trên vỏ bắt đầu xuất hiện vài ba vết sọc dài hoặc các vết đốm vàng, quả sau thu hoạch vài ngày sẽ chín vàng, ăn có vị ngọt thơm. Trường hợp thu hoạch sớm quá quả chưa được già, dù có vàng lớp vỏ bên ngoài thì ăn vị sẽ nhạt hơn. Thu hoạch muộn quá quả mềm, dễ bị dập nát khi vận chuyển, ảnh hưởng đến năng suất.
Nếu có nhu cầu lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho diện tích đu đủ, bạn vui lòng liên hệ đến Công ty Cổ phần công nghệ Lisado Việt Nam để được hỗ trợ. Đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, thực thi nhiều dự án tưới nhỏ giọt sẽ chia sẻ chi tiết về cách lắp đặt và vận hành, sử dụng hệ thống tưới tiên tiến, hiện đại này.
Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây dứa theo phương pháp tưới nhỏ giọt