Cách trồng và chăm sóc mía theo phương pháp tưới nhỏ giọt
Cách trồng và chăm sóc mía: Trồng mía theo phương pháp tưới nhỏ giọt đang là hướng đi mới của ngành nông nghiệp, giúp tăng năng suất hơn từ 30 – 40%, tiết kiệm nước tưới so với phương pháp tưới rãnh khoảng 50%.
Thời vụ trồng mía theo phương pháp tưới nhỏ giọt
Nội dung chính:
Do sự khác nhau về đặc điểm thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình mà thời vụ trồng mía giữa các vùng có sự khác biệt rõ ràng:
Ở miền Bắc: Nông dân có thể trồng 2 vụ là vụ Đông Xuân (gieo trồng từ tháng 11 và thu hoạch tháng 3 dương lịch năm sau và vụ Thu Đông trồng từ tháng 9 và thu hoạch tháng 1 dương lịch năm sau.
Ở Tây Nguyên: Thời vụ trồng chính bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 – 6, thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch; vụ mùa phụ trồng tháng 11 và thu hoạch tháng 3 năm sau.
Ở Đông Nam Bộ: Vụ chính trồng vào tháng 5 – 6, thu hoạch tháng 9 -10; vụ phụ thì trồng vào tháng 3 – 4 và thu hoạch vào tháng 8 -9.
Có 2 cách chính được sử dụng để nhân giống mía bao gồm: Nhân giống bằng hom thân và nhân giống bằng hom ngọn. Phương pháp nhân giống bằng hom ngọn tỷ lệ nảy mầm cao nhưng về lâu dài cây con dễ mắc bệnh, cho năng suất kém, do vậy phần lớn bà con hiện nay trồng bằng hom thân.
Khi trồng đặt thân cây nằm theo chiều dọc vào các luống. Che phủ chúng bằng đất. Không trồng thân cây thẳng đứng, nếu không chúng sẽ không phát triển tốt.
Khoảng cách trồng mía theo phương pháp tưới nhỏ giọt
Khoảng cách cây: Tùy theo điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của mỗi vùng mà bà con có mật độ trồng mía cho phù hợp.; mật độ trồng khoảng 90.000 – 120.000 cây/ha tức khoảng 9-10 tấn giống/ha.
Khoảng cách lối đi: Khoảng cách trung bình 1-1,2m, đây là khoảng cách đủ rộng để giúp bà con nông dân thuận tiện hơn trong quá trình chăm sóc, làm cỏ, bón phân, tuốt lá, phun thuốc, thu hoạch.
Khoảng cách bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt: Khác với những loại cây trồng khác thường phân chia khoảng cách rõ ràng giữa từng cây một thì mía khi trồng các thân cây xếp dọc theo luống nên gần như các mầm cây mọc khá gần nhau. Lúc này bạn nên chọn các dây tưới, ống tưới nhỏ giọt với các mắt tưới dày, khoảng 10 – 15cm, đảm bảo mọi mầm, cây mía non đều được cung cấp đủ nước để phát triển khỏe mạnh.
Độ ẩm và lưu lượng nước cho mía tưới theo giai đoạn
Thân cây mía chứa 70% là nước, do vậy loại cây này cần rất nhiều nước tưới trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Ruộng mía được cung cấp đủ nước, cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất nông nghiệp cao. Ngược lại, ruộng mía thiếu nước, khô hạn cây phát triển kém, năng suất thấp, có khi chỉ bằng phân nửa ruộng có tưới. Trung bình 1 vụ mùa mía cần tưới ít nhất từ 20 đến 25 lần, lượng nước tưới trong từng giai đoạn có sự khác biệt:
Lúc ươm: Thời kỳ mới ươm hom thân hoặc ngọn mía vào luống thì bạn cần tưới nước liên tục trong 3 – 4 ngày đầu để mía mau ra rễ.
Lúc cây con: Khi mía bắt đầu nảy mầm, đẻ nhánh, tưới trung bình ít nhất 4 lần/ tháng. Độ ẩm trung bình của đất cần đạt từ 65 đến 70%.
Lúc cây trưởng thành: Thời kỳ mía đẻ nhánh làm lóng thì cứ 1 tuần tưới 1 lần, đến khi mía làm lòng thì khoảng 10 ngày tưới 1 lần. Giai đoạn này mía cần nhiều nước để có thể vươn cao và tăng kích thước. Độ ẩm trung bình của đất cần duy trì 70 – 80%.
Lúc sắp thu hoạch: Khi mía bắt đầu bước vào giai đoạn chín thì duy trì độ ẩm cho đất trung bình 70%, cần ngưng tưới nước khoảng 20 ngày trước thu hoạch để mía tích lũy nhiều đường, khi ăn ngọt hơn.
Ưu điểm của tưới nhỏ giọt cho mía
Tiết kiệm nước, phân bón: Hệ thống tưới nhỏ giọt cho mía giúp tiết kiệm đến 50% lượng nước so với phương pháp tưới rãnh, đồng thời tiết kiệm tới 30% phân bón (do không bị nước tưới rửa trôi). Phương pháp tưới hiện đại này cực kỳ phù hợp với những vùng hay khô hạn, thiếu nước tưới.
Hạn chế các loại nấm bệnh trên lá: Với hệ thống tưới nhỏ giọt, nước được truyền qua dây tưới, cấp nước nhỏ giọt đến từng khóm mía ở phần gốc, do vậy không làm đọng nước trên lá mía, phòng ngừa các loại nấm bệnh hại cây trồng.
Lắp đặt trên mọi điều kiện địa hình: Hệ thống tưới nhỏ giọt cho mía có thể lắp đặt được trên mọi địa hình: bằng phẳng, sườn dốc… phù hợp nhiều địa hình canh tác khác nhau. Bà con nông dân sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức tưới nước cho mía.
Tăng năng suất: Theo nhiều hộ nông dân đã áp dụng phương pháp trồng mía bằng hệ thống tưới nhỏ giọt thì đường kính cây mía khi thu hoạch có đường kính lớn hơn trung bình 10 – 20% so với việc trồng mía theo phương pháp truyền thống. Năng suất thu hoạch đạt 145 đến 150% so với phương pháp tưới cũ.
Thời gian thu hoạch mía
Thông thường trung bình khoảng gần 4 tháng, kể từ lúc trồng là mía sẽ được thu hoạch. Lúc này bạn sẽ thấy vỏ thân mía sậm và ít phấn, bóng hơn, lá mía bị khô nhiều, ăn thử thấy độ ngọt giữa ngọn và gốc không chênh lệch nhiều là được. Sử dụng dao sắc chặt đứt gốc mía, thu hoạch xong vận chuyển luôn đến nơi tập kết, tiêu thụ, tránh để lâu sẽ khiến lượng đường trong mía giảm bớt.
Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.
Bài viết đã hướng dẫn bạn chi tiết cách trồng và chăm sóc mía theo phương pháp tưới nhỏ giọt. Để được tư vấn hỗ trợ thông tin về các thiết bị tưới cũng như cách lắp đặt, mời bạn liên hệ đến:
- Công ty Cổ phần công nghệ Lisado Việt Nam
- Hotline: 0987.857.614
Xem thêm: Hệ thống tưới nhỏ giọt là gì? Ưu điểm của hệ thống