Kỹ thuật làm nhà dưa leo đạt năng suất cao

Hiện nay mô hình làm nhà dưa leo đang chiếm ưu thế rất nhiều so với mô hình nông nghiệp truyền thống bởi chúng ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết đồng thời có thể chủ động kiểm soát được các yếu tố nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm vững kỹ thuật trồng dưa leo theo hướng công nghệ cao này. Theo dõi bài viết dưới đây của Lisado để tìm hiểu chi tiết về lĩnh vực này.

Chuẩn bị trước khi là nhà dưa leo

Chuẩn bị nhà màng

Nhà màng trồng dưa leo được thiết kế các kiểu cơ bản là nhà màng 1 cửa gió cố định, 2 cửa gió cố định và kiểu hình ống,…Để đảm bảo phù hợp với cây dưa leo, nhà màng cần đảm bảo các điều kiện như: độ truyền sáng từ 85-90%; quy cách: chiều cao từ 6-6,5m, khẩu độ mỗi gian nhà là 8-9,6m, cột cách cột (bước cột) là 3,5-4m. Với mái được lợp bằng màng Polymer (dày 150 micron) và vách xung quanh được che bằng lưới chắn côn trùng dày 50 mesh.

Chuẩn bị nhà màng trồng dưa leo

Chuẩn bị nhà màng trồng dưa leo

Đặc biệt để trồng dưa leo trong nhà màng đạt năng suất cao cần xử lý nhà màng bằng cách quét dọn nền, sử dụng vôi bột khử trùng, quạt gió để không khí được thông thoáng. Đồng thời sử dụng một số chế phẩm sinh học xử lý các loại kiến cùng côn trùng tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển.

Click vào link Nhà màng để tìm hiểu chi tiết hơn về thiết kế nhà màng

Chuẩn bị giá thể trồng

Giá thể được sử dụng là hỗn hợp mụn dừa, phân trùn quế và tro trấu với tỷ lệ 70% mụn xơ dừa + 20% phân trùn quế + 10% tro trấu (tính theo thể tích).

Giá thể sau khi xử lý được cho vào các các túi nilon trồng cây (túi có mặt ngoài màu trắng và mặt trong màu đen, kích thước túi 17×33 cm, được đục lỗ xung quanh túi.

Cách trồng dưa leo trong nhà dưa leo

Chọn giống dưa leo trong nhà màng

Nên chọn những giống dưa leo F1 nhằm đảm bảo tỷ lệ nảy mầm và chất lượng hạt giống tốt nhất. Đồng thời trong điều kiện nhà màng nên sử dụng các giống dưa leo tự thụ như: Khassib, Surya, Tropica,…Ngoài ra, có thể sử dụng giống dưa leo không tự thụ để sản xuất, tuy nhiên cần phải tiến hành thụ phấn cho cây.

Tìm hiểu thêm về giống trong bài Các giống dưa leo.

Gieo hạt giống dưa leo

Khay ươm hạt: Chuẩn bị các khay xốp hoặc khay nhựa với kích thước và mật độ phù hợp cho quá trình gieo trồng. Thông thường chúng có kích thước 50x30x5 cm (loại 50 lỗ/khay).

Gieo hạt: cho giá thể vào đầy lỗ mặt khay, tiến hành gieo 1 hạt/lỗ, độ sâu hạt gieo từ 0,5-1cm, sau đó bổ sung thêm một lớp giá thể phủ lên trên bề mặt.

Chăm sóc: khay ươm đặt trong nhà ươm có che mưa và lưới chắn côn trùng. Hằng ngày, tưới nước giữ ẩm đảm bảo hạt nảy mầm đồng đều. Sau khi gieo từ 7-10 ngày, cây đạt chiều cao 7-10cm thì tiến hành trồng cây vào bầu.

Kỹ thuật chăm sóc dưa leo trong nhà màng đạt năng suất cao

Tưới nước cho dưa leo

Nước tưới sử dụng nguồn nước sạch, pH tốt nhất từ 5,5-6,5, không nhiễm mặn, phèn, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại.

Sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho dưa leo

Sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho dưa leo

Dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt được điều khiển tự động thông qua hệ thống điều hành thông minh giúp tối ưu quá trình sản xuất.

Cố định cây dưa leo

Dưa leo sau khi trồng 7-10 ngày (cây cao khoảng 20-30 cm) cần cố định dây dưa leo để chúng có điểm tựa phát triển, một đầu cố định trên khung dây treo của nhà dưa leo, đầu còn cố định vào gốc dưa leo bằng móc nhựa, mỗi cây bố trí 1 dây treo.

Sau đó tiến hành quấn ngọn để cây dưa leo bám theo dây treo. Tiến hành bấm ngọn bên ở vị trí 2 lá trên cành cấp 1.

Thụ phấn dưa leo

Mặc dù sử dụng giống tự thụ phấn tuy nhiên để đảm bảo năng suất tốt nhất bạn vẫn nên tiến hành thụ phấn giúp cây.

Bạn có thể để ong tự thụ phấn cho dưa nhưng để đảm bảo tỉ lệ đậu quả cao thì tốt nhất nên sử dụng tay thụ phấn thủ công. Thời gian thụ phấn hiệu quả nhất 7h đến 10h sáng, thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Việc trồng dưa leo trong nhà màng giúp hạn chế tối đa các loại côn trùng, sâu bệnh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây tuy nhiên vẫn không thể tránh một số loại bệnh sau như bọ phấn trắng, bọ trĩ, ruồi đục lá, lở cổ rễ, phấn vàng…

Nên thường xuyên theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng sâu bệnh, sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý mầm bệnh một cách tốt nhất tránh gây ảnh hưởng đến môi trường và con người. Trong trường hợp bắt buộc cần sử dụng một số thuốc hóa học bảo vệ thực vật bạn nên tuân thủ đầy đủ nguyên tắc 4 đúng.

Thu hoạch dưa leo trong nhà dưa leo

Dưa leo sau khi trồng trong nhà màng khoảng 30 ngày thì cho thu hoạch tùy từng giống. Nên thu hoạch dưa leo vào sáng sớm để chất lượng quả được tốt nhất.

Thu hoạch dưa leo trong nhà màng

Thu hoạch dưa leo trong nhà màng

Dưa leo sau khi thu hoạch nên loại bỏ trái dị dạng và chuyển ngay vào nơi râm mát để sơ chế, đóng gói rồi vận chuyển đến các cơ sở sản xuất, phân phối.

Tại sao nên xây dựng nhà dưa leo?

Có thể nói việc trồng dưa leo nói riêng hay nhiều loại thực phẩm khác nói chung trong nhà màng, nhà lưới hiện nay đang trở thành xu hướng. Bởi lẽ với làm nhà dưa leo sẽ rất ít phụ thuộc vào thời vụ trồng, giảm sâu bệnh gây hại nên giảm lượng thuốc BVTV, giảm ô nhiễm môi trường. Sản phẩm an toàn cho người sử dụng, tăng giá trị sử dụng trên 1 đơn vị diện tích

Hệ thống tưới nhỏ giọt của LISADO giúp cung cấp phân bón theo hệ thống tưới, cây trồng dễ hấp thu và tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Đặc biệt lợi nhuận đem lại cho bà con khi áp dụng mô hình này là rất lớn, mặc dù thời gian đầu vốn đầu tư nhà màng khá cao tuy nhiên thời gian thu hoạch vốn nhanh và sản phẩm sạch chiếm ưu thế mạnh trên thị trường hiện nay giúp bà con cải thiện đáng kể kinh tế. Ước tính sơ bộ lợi nhuận đem lại khi trồng dưa leo trên giá thể áp dụng tưới nhỏ giọt trồng trong nhà màng đạt khoảng 15-20 triệu đồng/1.000m2/vụ (tương đương 450-60 triệu đồng/ha/năm). Sản phẩm có giá cả và đầu ra ổn định.

Rate this post

Menu chính